Lên phương án ứng phó biến chủng mới Covid-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/11/2023 | 2:46:14 PM

Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2023 - 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi tại TP.HCM
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi tại TP.HCM

Bộ Y tế đánh giá dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp Covid-19 quay trở lại với các biến chủng mới nguy hiểm hoặc với các đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, Kế hoạch hướng đến mục tiêu giảm số mắc Covid-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương; giảm ca nặng và tử vong; đảm bảo việc quản lý bệnh bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

Theo Kế hoạch, vắc xin Covid-19 sẽ được sử dụng phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao; lồng ghép tiêm vắc xin Covid-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

Về dự phòng cá nhân, Bộ Y tế khuyến khích thực hiện 2K (khẩu trang - khử khuẩn). Trong đó, khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám chữa bệnh. Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi; định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc; khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh, mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác, tự cách ly.

Bộ Y tế cũng lên phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Tại Việt Nam, đến nay có trên 11,6 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 43.000 trường hợp tử vong; 99,9% số mắc ghi nhận trong giai đoạn 2020 - 2022.

Hơn 3 năm qua, Yên Bái đã phát hiện hơn 162 nghìn ca mắc. Thời điểm dịch bắt đầu lan rộng trong cộng đồng thì chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vắc xin nên đa số ca mắc bệnh đều nhẹ, theo dõi và thực hiện điều trị tại nhà. Tỷ lệ nhập viện/tổng số ca mắc là 6,7%; tỷ lệ ca bệnh nặng (tầng 3)/tổng số ca mắc 0,07%; tỷ lệ ca tử vong/tổng số ca mắc 0,01%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử vong của toàn quốc.


YBĐT ( theo TNO)

Các tin khác
Một trường hợp toàn thân tím đen vì mắc liên cầu lợn. (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân Đ.V.T (nam, 39 tuổi, đến từ Nghệ An) nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu… do mắc liên cầu lợn.

Ông Lawrence Faucette, 58 tuổi, qua đời hôm 30-10 sau gần 6 tuần được ghép tim heo.

Một người đàn ông được ghép tim heo biến đổi gien đã qua đời vào ngày 30-10, gần 6 tuần sau ca phẫu thuật kể trên, giới chức Trung tâm Y tế Trường ĐH Maryland (UMMC) thông báo.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan giải trình sáng nay.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết sau gần 3 năm tập trung chống dịch, Việt Nam đối mặt với vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư trầm trọng ở nhiều cơ sở.

Thực khuẩn là thể virus có khả năng ký sinh ở vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Ảnh minh họa: Sputnik

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số tế bào ung thư lấy nguồn thức ăn là thực khuẩn thể – một loại virus săn vi khuẩn có trong cơ thể người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục