16% người Hà Nội tiền đái tháo đường

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/11/2023 | 8:12:15 AM

Kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 đến 69 tuổi tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường 16%, nếu không điều trị sẽ thành tiểu đường tuýp 2.

Người dân Hà Nội được kiểm tra đường huyết tại Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Người dân Hà Nội được kiểm tra đường huyết tại Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Tiền đái tháo đường là tình trạng cơ thể có nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh. Chỉ số đường huyết người bị tiền đái tháo đường được xác định ở mức 100-125 mg/dL so với mức 126 mg/dL ở người mắc tiểu đường.

Tại Việt Nam, 7,3% dân số mắc căn bệnh này, tức khoảng 7 triệu người. Còn tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,8%. Cộng đồng có hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh.

Riêng Hà Nội, năm 1990, tỷ lệ bệnh đái tháo đường chỉ 1,1%. Hiện, kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 đến 69 tuổi mới nhất cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường 16%; tăng đường huyết l% 10,2%; tăng huyết áp 30,8%, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng 19,2%.

Bệnh có thể hồi phục thông qua điều chỉnh lối sống dựa trên chế độ ăn uống lành mạnh và tăng mức độ hoạt động thể chất. Người mắc tiền đái tháo đường vẫn có cơ hội làm chậm quá trình diễn tiến thành bệnh, thậm chí quay trở lại mức đường huyết bình thường. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn sớm rất quan trọng.

Nhóm nên đi tầm soát tiền đái tháo đường là người trên 45 tuổi, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và người thừa cân, béo phì. Mọi người cũng cần can thiệp lối sống bao gồm hoạt động thể lực 150 phút một tuần, giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo, ngưng hút thuốc lá. Nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết với các biện pháp thay đổi lối sống trong vòng 3-6 tháng, có thể cần điều trị bằng thuốc.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Cô Anastasia Synn lập kỷ lục Guinness thế giới.

Cô Anastasia Synn hiện giữ kỷ lục Guinness thế giới là người phụ nữ được cấy ghép nhiều thứ nhất vào cơ thể.

Bộ Y tế đề xuất Danh mục Bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh được đưa vào Danh mục Bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng 6/7 tiêu chí hoặc 5/7 tiêu chí và có tính đặc thù.

Aaron James, 46 tuổi, cùng bác sĩ phẫu thuật - Tiến sĩ Eduardo Rodriguez, người đã dẫn đầu ca ghép toàn bộ mắt và một phần khuôn mặt cho anh.

Đó là khoảnh khắc mà Meagan James khó tin rằng cô có thể được chứng kiến. Một nhóm phẫu thuật tại bệnh viện NYU Langone Health ở New York (Mỹ) đã thực hiện ca ghép toàn bộ mắt thành công đầu tiên trên thế giới cho một người sống: chồng cô - Aaron James.

Các chuyên gia khuyến cáo việc đảm bảo tiêm ngừa và tiêm nhắc lại có vai trò hết sức quan trọng để phòng chống bệnh nguy hiểm này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục