Phát hiện cơ chế hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2023 | 8:37:09 AM

Nghiên cứu đã phát hiện tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi tế bào ung thư.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ) vừa phát hiện ra những mấu chốt mới về cách thức mà hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

Phát hiện này giúp hé mở những liệu pháp mới để điều trị các bệnh ung thư xâm lấn (còn gọi là ung thư di căn).

Nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Toàn diện Jonsson thuộc Đại học California đã công bố thông tin trên vào ngày 28/11.

Trong thông cáo, nhóm nghiên cứu cho biết đã phát hiện một số tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi các tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi các tế bào ung thư.

Khi tế bào ung thư không chứa phân tử protein có tên là B2M, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt một phản ứng thay thế với sự tham gia của tế bào T hỗ trợ (hay còn gọi là tế bào CD4+) và tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell) hay còn gọi là tế bào NK.

Các nghiên cứu thử nghiệm trên cả động vật và sinh thiết khối u ở bệnh nhân đều cho kết quả như vậy.

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy một cơ chế phòng thủ thay thế của hệ miễn dịch, có khả năng nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, nó giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên lạ, điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân nguy hại như vi khuẩn và virus.

Trong khi đó, tế bào NK là một bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên, có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt bao gồm các tế bào có khả năng hình thành ung thư.

Chức năng của chúng là nhận biết và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus kể cả các tế bào mới sinh ra.

(Theo NDO)

Các tin khác
Các bác sỹ Khoa ngoại, Bệnh viên Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi

Ngày 27/11, bệnh nhân Trần Quốc Đ. 67 tuổi, ở phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường dùng thuốc thường xuyên.

Sử dụng robot Da Vinci điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện K.

Theo các chuyên gia, kỹ thuật phẫu thuật robot tại Việt Nam đã thực sự đạt tới một bước tiến mới khi đi vào các chuyên ngành phẫu thuật phức tạp, độ khó cao, như phẫu thuật cột sống, phẫu thuật thần kinh…

Hình ảnh cô gái trẻ mang khối u buồng trứng có kích lớn.

Khi thấy bụng dưới to lên nhanh, cô gái 18 tuổi lầm tưởng bản thân mang thai nên đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ phát hiện cô có khối u buồng trứng khổng lồ.

Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm khiến hồng cầu có hình chữ C và dính lại, làm tắc nghẽn mạch máu.

Các cơ quan quản lý của Vương quốc Anh vừa phê duyệt việc sử dụng liệu pháp CRISPR có tên Casgevy để điều trị hai chứng rối loạn máu di truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục