Một thay đổi đáng chú ý là từ 1/7/2024, hệ thống tiền lương sẽ được cải cách, bỏ mức lương cơ sở hiện hành. Điều này có thể dẫn đến việc phải xem xét lại và đưa ra hướng dẫn mới về mức đóng và hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng như hộ gia đình và học sinh, sinh viên, phản ánh sự linh hoạt và thích ứng của chính sách với thực tế kinh tế - xã hội.
Mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay của các nhóm đối tượng
Tùy thuộc vào các nhóm mua bảo hiểm y tế khác nhau sẽ có mức đóng khác nhau. Dưới đây là mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay của các nhóm đối tượng quý bạn đọc có thể tham khảo.
Mức đóng bảo hiểm của người lao động
Người lao động làm việc ở thị trường lao động chính thức, có giao kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng bảo hiểm y tế theo mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người lao động thuộc các trường hợp sau đây thuộc diện phải tham gia bảo hiểm y tế:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì hằng tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đóng 4,5% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, còn người lao động đóng 1,5%.
Do đó, mức đóng BHYT của nhóm này phụ thuộc vào tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, chỉ thay đổi khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thay đổi.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hằng tháng của người tham gia BHYT hộ gia đình được quy định như sau: "Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất".
Mức đóng BHYT của người tham gia theo diện hộ gia đình trong năm 2024 sẽ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:
Đối với các hộ gia đình thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, phần còn lại phải đóng được tính căn cứ vào mức đóng của người thứ nhất trong bảng trên.
Ví dụ, hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế. Do đó, người thuộc hộ cận nghèo đóng bằng 30% mức bình thường, mức đóng 1 năm là 291.600 đồng.
Dự kiến, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1/7, bãi bỏ lương cơ sở. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ có hướng dẫn mới để làm căn cứ tính mức đóng bảo hiểm y tế cho nhóm tham gia theo diện hộ gia đình.
Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên
Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên trong năm 2024 sẽ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:
Dự kiến, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1/7, bãi bỏ lương cơ sở. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ có hướng dẫn mới để làm căn cứ tính mức đóng BHYT cho nhóm này.
Sẽ tăng mức đóng Bảo hiểm y tế năm 2024?
Sẽ tăng mức đóng Bảo hiểm y tế là một trong số nhiều nội dung nằm trong Nghị quyết số 218 của Chính phủ vừa ban hành.
Theo đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên tăng mức đóng Bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân.
Đồng thời nghiên cứu mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ này theo tiến độ thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.
(Theo SKĐS)