WHO đánh giá khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/8/2024 | 9:28:56 AM

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/8 cho biết đang cân nhắc thành lập một ủy ban chuyên gia để đưa ra đánh giá về khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi.

Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử.

Trong thông báo trên nền tảng X, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này cùng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chính phủ các nước và các đối tác đang tăng cường ứng phó với đợt bùng phát. Ông nêu rõ: "Tôi đang cân nhắc việc triệu tập một ủy ban khẩn cấp để đánh giá khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vốn đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại hay không. Tuy nhiên, cần thêm kinh phí và hỗ trợ để có phản ứng toàn diện”.

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh này đã xuất hiện trong nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi, khi virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người. Trong bài viết trên tạp chí Science mới đây, ông Tedros khẳng định: "Loại virus này có thể ngăn chặn và phải được ngăn chặn bằng các biện pháp y tế công cộng tăng cường, bao gồm giám sát, sự tham gia của cộng đồng, điều trị và triển khai vaccine có mục tiêu cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn”.

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết. 

Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ PHEIC đối với bệnh đậu mùa khỉ. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

Mồng tơi là loại rau quen thuộc, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, có khả năng hấp thụ cholesterol xấu... Tuy nhiên, một số người nên hạn chế ăn để không gây hại cho sức khỏe.

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt khoa da liễu và bỏng tại Bệnh viện Bạch Mai

Nạn nhân trong các vụ hỏa hoạn cần sự can thiệp của nhiều chuyên khoa, đặc biệt là chuyên khoa bỏng. Xuất phát từ thực tế đó, Bệnh viện Bạch Mai chính thức thành lập khoa da liễu và bỏng, đảm bảo chức năng đầy đủ của bệnh viện đa khoa tuyến cuối.

Bệnh nhi nữ T.T.D.L (7 tuổi) tỉnh táo, ăn uống, sinh hoạt bình thường đủ điều kiện được ra viện

Mới đây, đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành thành công ca ghép tim cho bệnh nhi nữ T.T.D.L (7 tuổi, Hà Nội ) được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối do bệnh lý cơ tim giãn. Đây là ca ghép tim cho trẻ em thứ 10 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bệnh nhân uống thuốc Methadone tại Cơ sở điều trị nghiện chất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 36 ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, 5 năm qua, ngành y tế Yên Bái đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục