Bộ Y tế: Các địa phương tự đánh giá nguy cơ dịch sởi, đề xuất bổ sung đối tượng tiêm vaccine

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/8/2024 | 3:43:55 PM

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch sởi tại địa phương để xác định vùng nguy cơ dịch, nếu cần thiết thì đề xuất bổ sung địa bàn và đối tượng tiêm chủng vaccine sởi…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động quan tâm chỉ đạo việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sởi đảm bảo kịp thời, hiệu quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh.

Đối với các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi triển khai theo Kế hoạch của Bộ Y tế tại Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22/8/2024 cần khẩn trương chuẩn bị, tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 trên địa bàn theo Kế hoạch.

Căn cứ tình hình dịch sởi tại địa phương, tỷ lệ tiêm chủng, năng lực xét nghiệm, điều trị, nguồn lực sẵn có trong phòng, chống dịch..., các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur thực hiện đánh giá nguy cơ, xác định vùng nguy cơ theo quy mô quận/huyện, xã/phường, rà soát đối tượng.

Trường hợp cần thiết thì đề xuất bổ sung địa bàn và đối tượng triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi và báo cáo về Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Đồng thời thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch sởi, chủ động tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát trong cộng đồng.

Chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai tại 100 huyện, thị xã của 18 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao bùng phát dịch và mở rộng độ tuổi tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổi.

Khác với chương trình tiêm chủng mở rộng (vaccine sởi chỉ tiêm cho trẻ 9 tháng và 18 tháng tuổi), chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi lần này sẽ mở rộng độ tuổi tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi.

Cũng liên quan đến dịch sởi, vào chiều qua (27-8), UBND TP HCM chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố, trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh và đã có 3 trường hợp tử vong. Đây là lần đầu TP HCM công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên trong nhiều năm nay công bố dịch này.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh vừa ký ban hành Công văn số 3104 yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên. Ảnh: BHXH Việt Nam.

Năm học 2024 – 2025, học sinh, sinh viên đóng bảo hiểm y tế 73.710 đồng/tháng, 884.520 đồng/năm. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương...

Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Nyiragongo, Bắc Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trong thông báo đăng tải trên trang chủ, WHO cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây lan giữa người với người, chủ yếu thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người bị nhiễm virus.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Economic Times.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua (27/8) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục