Cứu sống hai trẻ đuối nước đã ngừng tim, ngừng thở

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/8/2024 | 8:34:00 AM

Hai cháu bé đuối nước được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, điều trị hồi sức tích cực cứu sống bệnh nhi.

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.

Ngày 29/8, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp nhận cấp cứu và áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.

Cụ thể, ngày 3/8, khoa tiếp nhận cháu C.A.D. (13 tuổi, trú huyện Diễn Châu) bị đuối nước trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ tử vong rất cao.

Theo lời kể của người nhà, cháu D. bị đuối nước tại ao. Khi được phát hiện và cứu lên, D. trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim. Cháu D. được sơ cứu, cấp cứu ngừng tuần hoàn, vào bệnh viện huyện đặt ống nội khí quản.

Sau đó, cháu D. được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng hôn mê, bóp bóng qua ống nội khí quản, trào nhiều bọt hồng qua ống, mạch ngoại vi bắt yếu, đồng tử 2 bên phản xạ ánh sáng yếu. Xác định tình trạng người bệnh rất nặng, do thời gian chìm trong nước không rõ và thời gian ngừng tuần hoàn sau đuối nước khá lâu, cơ hội sống và phục hồi rất thấp.

Trước đó, ngày 19/7, cháu T.T.K. (28 tháng tuổi, huyện Thanh Chương) nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sau ngừng tim do bị đuối nước. May mắn cháu bé được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nhờ gặp được bác sĩ trên đường vận chuyển từ nhà tới bệnh viện huyện. Đây là trường hợp được báo Sức khỏe và Đời sống phản ánh trong bài "Bác sĩ đuổi theo xe máy người lạ cứu bé 2 tuổi bị đuối nước, ngừng tim".

ThS BS. Bùi Thị Hương, khoa Hồi sức tích cực chống độc cho biết, tình trạng ngưng tuần hoàn của 2 bệnh nhân do đuối nước sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tại các cơ quan do tim mất chức năng co bóp khiến rối loạn các chức năng tế bào, gây hoại tử và chết theo chương trình, đặc biệt là tế bào não. Các tổn thương não sau ngừng tim thường không hồi phục và để lại di chứng nặng nề thậm chí là tử vong.

"Các bác sĩ và gia đình thống nhất áp dụng các can thiệp hồi sức chuyên sâu cho các bé, đặc biệt là kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Kỹ thuật hạ thân nhiệt sẽ ngăn chặn đáng kể quá trình tổn thương cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót hơn và hạn chế được các biến chứng. Sau 72h theo dõi sát sao, hạ thân nhiệt chỉ huy, các bệnh nhi được ngừng an thần để đánh giá tri giác. Điều rất tích cực là tri giác bệnh nhi được cải thiện, có phản xạ tốt. Cả 2 bé đều được cai máy thở và phục hồi tốt, và đã được ra viện về nhà", Ths BS. Bùi Thị Hương cho biết. 

BS Hương khuyến cáo, với bệnh nhân ngừng tim, việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đuối nước, cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ và tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ đúng phương pháp. Nếu thấy nạn nhân đuối nước bất tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (ép tim, thổi ngạt) ngay lập tức. Sau đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế đủ điều kiện để tiếp tục điều trị.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Bộ Y tế nhắc các địa phươngtheo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch sởi.

Theo Bộ Y tế từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch sởi tại địa phương để xác định vùng nguy cơ dịch, nếu cần thiết thì đề xuất bổ sung địa bàn và đối tượng tiêm chủng vaccine sởi…

Ảnh minh họa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh vừa ký ban hành Công văn số 3104 yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên. Ảnh: BHXH Việt Nam.

Năm học 2024 – 2025, học sinh, sinh viên đóng bảo hiểm y tế 73.710 đồng/tháng, 884.520 đồng/năm. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục