Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/3/2025 | 3:23:23 PM

Có 13 bệnh truyền nhiễm, đối tượng được Bộ Y tế đề xuất tại danh mục bắt buộc phải sử dụng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất danh mục 13 bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm: Bệnh viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh rubella, Bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh do phế cầu, bệnh ung thư cổ tử cung.

Lịch tiêm chủng các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch, gồm: Bệnh bạch hầu, bệnh bại liệt, bệnh ho gà, bệnh rubella, bệnh sởi, bệnh tả, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh dại, bệnh cúm, Bệnh COVID-19.

Theo dự thảo việc xác định đối tượng sử dụng vaccine thuộc danh mục quy định tại Điều này do sở y tế trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vaccine, nguồn lực của địa phương.

Về phạm vi sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc, Bộ Y tế đề xuất vaccine thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Thông tư này được triển khai toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Đối với vaccine phòng bệnh do phế cầu và vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung có phạm vi triển khai theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên cơ sở Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 và nguồn lực của trung ương, địa phương.

Việc xác định phạm vi sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều 2 do sở y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vaccine, nguồn lực của địa phương.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Sức khỏe phổi không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể. Khi ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, việc bảo vệ phổi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. May mắn thay, chỉ với một số thói quen đơn giản mỗi ngày, cả gia đình có thể giữ cho lá phổi luôn khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu tại Australia đang phát triển các hạt nano thế hệ tiếp theo để tăng cường các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh ung thư vú bộ ba âm tính (TNBC), một trong những dạng ung thư ác tính và nguy hiểm nhất.

Các y, bác sỹ Bệnh viện Phổi tỉnh thực hiện nội soi phế quản ống mềm chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh lao cho người bệnh.

Tỉnh Yên Bái đang thể hiện quyết tâm cao trong cuộc chiến chống lại bệnh lao. Bằng việc triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, từ tăng cường sàng lọc cộng đồng đến nâng cao chất lượng điều trị và đẩy mạnh tuyên truyền, Yên Bái đã và đang nỗ lực hướng tới tương lai không còn căn bệnh nguy hiểm này.

Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh sởi, chiều 20-3, Bộ Y tế thông tin về kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục