Ngày chuyển đổi số quốc gia tập trung phát động sáng kiến mang lợi ích cho người dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/6/2022 | 3:41:40 PM

Ngày 16/6, Bộ TT&TT đã phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định 505 ngày 22/4 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày chuyển đổi số quốc gia.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân (Ảnh minh họa: Trọng Đạt)
Các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân (Ảnh minh họa: Trọng Đạt)

Theo kế hoạch mới được Bộ TT&TT phê duyệt, chủ đề của Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 là "Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

Theo Bộ TT&TT, các hoạt động chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia mang tinh thần chung là đổi mới sáng tạo, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức.

Với năm 2022, Ngày chuyển đổi số quốc gia năm nay có chủ đề "Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số, làm cho người dân được thụ hưởng các kết quả do chuyển đổi số mang lại.

Cũng trong kế hoạch mới phê duyệt, Bộ TT&TT đã đưa ra kế hoạch cụ thể triển khai Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022, bao gồm các hoạt động do Bộ TT&TT chủ trì triển khai; các hoạt động đề nghị các bộ, ngành chủ trì triển khai; các hoạt động đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai; các hoạt động đề nghị các địa phương chủ trì triển khai; các hoạt động đề nghị các hội, hiệp hội chủ trì triển khai; các hoạt động đề nghị các doanh nghiệp chủ trì triển khai; các hoạt động cộng đồng và các hoạt động truyền thông.

Trong đó, các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 do Bộ TT&TT chủ trì đã được xác định và phân công cụ thể, chi tiết. Đơn cử như, Vụ Bưu chính được giao chủ trì, phối hợp với các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ sò phát động sáng kiến thúc đẩy mua sắm trực tuyến tại 2 sàn điện tử này trong thời gian từ ngày 1/10 đến 10/10 hoặc trong toàn bộ tháng 10; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia chủ trì, thúc đẩy cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có chính sách thúc đẩy khách hàng đăng ký dịch vụ chứng thực chữ ký số trong thời gian gian từ ngày 1/10 đến 10/10 hoặc trong toàn bộ tháng 10; Báo điện tử VietNamNet chủ trì tối thiểu 1 sáng kiến hoạt động cộng đồng phù hợp với tinh thần Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trong thời gian từ ngày 1/10 đến 10/10…

Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT được phân công nhiệm vụ tại kế hoạch có trách nhiệm triển khai đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các hội, hiệp hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp công nghệ số tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở tham khảo kế hoạch.

Các bộ, ngành, địa phương còn được đề nghị xây dựng kế hoạch triển khai Ngày chuyển đổi số của bộ, tỉnh, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với kế hoạch chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng và điều kiện thực tế của từng bộ, ngành, địa phương. Các hoạt động truyền thông, hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia phải thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

Riêng các bộ, ngành, địa phương chưa chọn Ngày chuyển đổi số riêng, Bộ TT&TT cũng đề nghị lấy Ngày chuyển đối số quốc gia làm Ngày chuyển đổi số của các đơn vị.

Ngày 10/10 hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ chọn là Ngày chuyển đổi số quốc gia, tại Quyết định 505 ngày 22/4. Việc tổ chức Ngày chuyển đổi số quốc gia hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cùng với đó, nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Hòa vào dòng chảy chung của thời đại, báo chí truyền thông cũng cần chuyển đổi số.

Vừa đóng vai trò thông tin tuyên truyền, định hướng, vừa là chủ thể chủ động chuyển đổi số, thậm chí phát triển thành một ngành kinh tế truyền thông số, báo chí truyền thông hiện nay đang có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng phải đối diện với không ít thách thức.

Nhân viên Postmart.vn tư vấn cho bà con nông dân ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 654/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển bưu chính thành một trong các hạ tầng quan trọng, thiết yếu của quốc gia.

Việt Nam và Thái Lan chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về số lượng các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại.

Theo Kaspersky, năm 2021, có 66.586 cuộc tấn công trên thiết bị di động nhắm vào người dùng tại Việt Nam, cao hơn 46,9% so với năm 2020. Trong khi đó, an toàn thông tin là then chốt để chuyển đổi số thành công.

Nhân viên Điện lực Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân ứng dụng phần mềm thu phí hóa đơn tự động thông qua tài khoản ngân hàng.

Triển khai Nghị quyết 51 ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã sớm xây dựng Đề án CĐS giai đoạn 2022 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục