Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2022)

Yên Bái nỗ lực mục tiêu chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/6/2022 | 7:43:10 AM

YênBái - Nghị quyết số 51/NQ-TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành CĐS đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về CĐS.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan, trải nghiệm thực tế những ứng dụng, tiện ích của thẻ điện tử công chức, viên chức tại thành phố Yên Bái.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan, trải nghiệm thực tế những ứng dụng, tiện ích của thẻ điện tử công chức, viên chức tại thành phố Yên Bái.

Quán triệt chủ trương CĐS của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên xác định CĐS có vai trò rất quan trọng và có tính cấp thiết đối với sự phát triển của địa phương, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền; nâng cao giá trị gia tăng trong kinh tế và gia tăng năng suất lao động và giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội. 

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh cho biết: "Cấp ủy huyện đã kịp thời ban hành Chương trình hành động số 18 về CĐS. UBND huyện đã xây dựng Đề án CĐS huyện Văn Yên giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện chủ trương CĐS. Đề án đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Văn Yên trở thành địa phương đứng đầu trong 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh về CĐS. Ngay sau khi ban hành Đề án, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo CĐS và ban hành kế hoạch chi tiết triển khai Đề án trong năm 2022; chọn năm 2022 là "Năm đột phá về CĐS”. Qua đó, tạo bước chuyển căn bản, rõ nét sau năm đầu thực hiện Đề án”.

Với nguồn lực còn hạn hẹp, Yên Bái chủ trương CĐS theo cách riêng. Đó là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực đã có sẵn dữ liệu đầu vào, dễ làm trước, khó làm sau.

Tỉnh ưu tiên xây dựng chính quyền số với mục tiêu xuyên suốt là nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn; triển khai các mô hình thí điểm CĐS, từ đó đánh giá mục tiêu, công nghệ, cách làm, tính hiệu quả trước khi nhân rộng. 

Tỉnh ủy Yên Bái đã sớm ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 51 về CĐS giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện nghị quyết, các kế hoạch triển khai Chương trình CĐS trên địa bàn tỉnh. 

Ông Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Chỉ đạo về CĐS tỉnh cho biết: "Sau gần một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 51, nhận thức về CĐS của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân đã chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp, người dân đã có ý thức trách nhiệm và mong muốn được tham gia vào quá trình CĐS. Một số cấp ủy cấp huyện đã chủ động tìm kiếm các giải pháp CĐS với việc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ CĐS được chú trọng đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại... CĐS đã tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của người dân”.

Giai đoạn I của Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025 đã cơ bản hoàn thành, tạo lập một hạ tầng số hiện đại gồm Trung tâm Tích hợp dữ liệu (DC), nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP, Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng... sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu CĐS trong thời gian tới. 

Về kinh tế số, xã hội số, tỉnh đã xây dựng và bước đầu đi vào vận hành hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP. 100% đơn vị cấp xã có băng rộng cáp quang. 

Hiện nay, tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 94%; tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại thông minh đạt 94,7%; 100% số cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý giáo dục. Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định "Đẩy nhanh quá trình CĐS là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025”.

Với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và của cả hệ thống chính trị, tin tưởng rằng, Yên Bái sẽ có thêm nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ CĐS ở địa phương.

Thu Trang

Tags Đảng bộ tỉnh Yên Bái chuyển đổi số đô thị thông minh chính quyền số kinh tế số xã hội số sản phẩm OCOP

Các tin khác
Lãnh đạo thị trấn Mậu A trao quyết định công nhận 1.000 công dân đạt tiêu chuẩn công dân số đầu tiên của thị trấn.

Sau một tuần phát động Tháng chuyển đổi số, đến ngày 27/6, thị trấn Mậu A đã trao quyết định công nhận 11 nhà văn hóa trên địa bàn đạt tiêu chuẩn nhà văn hóa số và 1.000 công dân đạt tiêu chuẩn công dân số đầu tiên trên địa bàn.

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số - Ảnh minh họa.

Đến năm 2025, Việt Nam có chỉ số an toàn, an ninh mạng thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành đạt tối thiểu 10%...

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới (gọi là Hệ thống e-GP) chạy được trên nhiều trình duyệt và đáp ứng mục tiêu quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu cũng như thực hiện đấu thầu qua mạng.

Lãnh đạo Thành ủy Yên Bái phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt thường kỳ tháng 6 của Chi bộ tổ dân phố số 9, phường Đồng Tâm.

Thành ủy Yên Bái vừa chỉ đạo tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với sinh hoạt chi bộ (SHCB) thường kỳ tháng 6/2022 của chi bộ tổ dân phố trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử (STĐVĐT) tỉnh Yên Bái”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục