“Cuộc cách mạng” chuyển đổi số ở Yên Bái: Bài 1: Quyết tâm thay đổi tư duy

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2022 | 7:44:32 AM

YênBái - Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi số (CĐS) là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá chiến lược thực hiện định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết 51 của Tỉnh ủy đã xác định mục tiêu phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về CĐS.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo thành phố Yên Bái tham quan các gian hàng chuyển đổi số của thành phố tại nhà văn hóa tổ 13, phường Yên Ninh.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo thành phố Yên Bái tham quan các gian hàng chuyển đổi số của thành phố tại nhà văn hóa tổ 13, phường Yên Ninh.

Bám sát sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 15 của UBND tỉnh về CĐS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.



Nhất quán quan điểm và hành động

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết: Yên Bái xác định vấn đề cơ bản, quan trọng trong CĐS của tỉnh chính là xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy, nhận thức về CĐS của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị, cho đến cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân, bởi vì "CĐS là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ”. 

Theo đó, tỉnh Yên Bái đã chủ động xây dựng và ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản làm cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý cho CĐS, đặc biệt là Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy và các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh. 



Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tham vấn các đơn vị, doanh nghiệp về công tác CĐS trên địa bàn để lắng nghe các giải pháp triển khai chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; những đề xuất nền tảng, ứng dụng xây dựng xã hội số, phù hợp với tiến trình CĐS của tỉnh. Các sở, ban, ngành, địa phương cũng đã tích cực, chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện CĐS của ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình. 

Yên Bái cũng ký kết hợp tác, liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp có tiềm năng, lợi thế để hiện thực hóa mục tiêu CĐS. Tất cả đều hướng đến mục tiêu đẩy mạnh CĐS tổng thể, toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp, CĐS trong cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất, tiêu thụ dựa trên công nghệ số; phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, đưa Yên Bái trở thành một trong những tỉnh đi đầu CĐS vào năm 2025. 

Công tác tuyên truyền về CĐS cũng được các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, đơn vị thực hiện một cách đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. "Ngày hội CĐS” được tổ chức từ thành thị đến nông thôn, đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Khi tư tưởng đã thông suốt, mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, người dân Yên Bái sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới và đang bắt đầu được thừa hưởng những giá trị từ CĐS và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình CĐS, với các hoạt động như: giao dịch điện tử; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng các ứng dụng phòng chống dịch bệnh Covid-19; sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử… 

Cách làm "thông minh”

Với nguồn lực còn hạn hẹp, Yên Bái chủ trương CĐS theo cách "thông minh” riêng của Yên Bái - đó là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực đã có sẵn dữ liệu đầu vào, dễ làm trước, khó làm sau. Thực hiện CĐS bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, bảo đảm tính kế thừa, phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, ưu tiên xây dựng chính quyền số với mục tiêu xuyên suốt là nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn”. 

Trong quá trình CĐS, Yên Bái xác định lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, song cũng là cơ hội để Yên Bái đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh. Từ thực tiễn cho thấy, công nghệ đã hỗ trợ đắc lực cho cán bộ và ngành y tế của tỉnh trong suốt quá trình phòng, chống Covid-19. 

Yên Bái là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thành lập Tổ công nghệ phòng, chống Covid-19 với nòng cốt là Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (nay là Trung tâm CĐS). 



Đặc biệt, Yên Bái là tỉnh thứ 2 trên toàn quốc trong triển khai phần mềm chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân F0 và là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc thực hiện cung cấp hồ sơ bệnh án của người dân thông qua ký số được tích hợp trên nền tảng hỗ trợ điều trị F0 tại nhà. 

Không chỉ trong lĩnh vực y tế, CĐS đã mang lại nhiều lợi ích đối với lĩnh vực giáo dục, nhất là trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi học sinh, sinh viên không thể đến trường thì việc dạy học qua Internet, trên truyền hình, áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy đã trở thành một phương thức, cách thức được các nhà trường, thầy cô và học sinh chủ động ứng dụng. 

Theo thống kê, đã có 33,9% học sinh THCS, 97,08% học sinh THPT tham gia học trực tuyến với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

Đến nay, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 14/38 mục tiêu theo Quyết định 565 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch CĐS năm 2022 tỉnh Yên Bái, đạt 36,8%. Đề án Đô thị thông minh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 hạng mục quan trọng. Đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để phục vụ CĐS của tỉnh, thể hiện sự sẵn sàng, nhanh chóng, hiệu quả trong công cuộc CĐS. 

Toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về CĐS; ban hành chỉ thị về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn; triển khai thí điểm mô hình điểm CĐS tại 3 cấp chính quyền: tỉnh, huyện, xã… 

Nhiều mô hình CĐS đã được triển khai tại các cơ quan, sở, ngành, địa phương. Những kết quả bước đầu trong CĐS đã đem lại kết quả tích cực cho tỉnh Yên Bái trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế. Chỉ số Par Index tỉnh Yên Bái năm 2021 đứng thứ 21/63 tỉnh, thành, tăng 3 bậc so với năm 2020, tăng 35 bậc so với năm 2016; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước xếp vị trí thứ 14/63 tỉnh, thành và tăng 2 bậc so với năm 2020.

Mạnh Cường
(Bài 2: Mang đến sự hài lòng và hạnh phúc cho người dân) 

Tags chuyển đổi số Yên Bái chính quyền số kinh tế số xã hội số dân tộc thiểu số dịch vụ công trực tuyến Chỉ số Par Index

Các tin khác
Phiên tòa xét xử trực tuyến tại Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái.

Theo tinh thần Nghị quyết số 33, ngày 12/11/2021 Quốc hội khóa XV và Thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, trong hai ngày 16 -17/9, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái tổ chức phiên tòa trực tuyến với điểm cầu Nhà tạm giam Công an thành phố xét xử sơ thẩm 8 vụ án hình sự. Đây là phiên tòa xét xử theo hình thức trực tuyến được triển khai ngay sau thành công của phiên tòa xét xử trực tuyến do TAND tỉnh tổ chức.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo dõi sức khỏe người bệnh qua hệ thống xe đi buồng trang bị máy tính có cài đặt phần mềm bệnh án điện tử.

Triển khai bệnh án điện tử (BAĐT) là bước đột phá quan trọng về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để chuyển đổi số hóa ngành y tế. Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh là đơn vị đầu tiên của tỉnh triển khai BAĐT thay thế bệnh án giấy và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/9/2022. Đây là bệnh viện thứ 35 trong cả nước áp dụng hồ sơ BAĐT, được Bộ Y tế đánh giá cao.

62 học viên tham gia khóa tập huấn kỹ năng tiếp thị trực tuyến

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái và Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp với Tập đoàn Meta thực hiện Chương trình #MetaBoost tổ chức khóa học “Tăng cường kỹ năng tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Bệnh viện Tâm thần Yên Bái đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong công tác khám chữa bệnh

Từ năm 2017, Bệnh biện Tâm thần tỉnh Yên Bái là một trong những bệnh viện tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số trong công tác y tế bằng việc áp dụng khám chữa bệnh bằng phần mềm công nghệ thông tin Onmes.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục