Yên Bái tăng tốc, đuổi kịp, tiến cùng trong chuyển đổi số

  • Cập nhật: Chủ nhật, 15/1/2023 | 6:17:56 AM

YênBái - Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và thứ hạng của tỉnh vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số.

Đoàn viên thanh niên phường Đồng Tâm thành phố Yên Bái tổ chức cài đặt, hướng dẫn giúp người dân cài đặt tài khoản dịch vụ công quốc gia, sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Đoàn viên thanh niên phường Đồng Tâm thành phố Yên Bái tổ chức cài đặt, hướng dẫn giúp người dân cài đặt tài khoản dịch vụ công quốc gia, sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.


Vấn đề cơ bản, quan trọng trong chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh chính là xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy, nhận thức về CĐS của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị, cho đến cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân. Bởi vì, CĐS là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ... 

"Tận dụng những thời cơ mang lại từ quá trình CĐS để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình hội nhập là cơ hội để một tỉnh còn khó khăn như Yên Bái dù "đi sau” nhưng có thể "đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác...”- đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ CĐS năm 2022.

Là năm đầu tiên UBND tỉnh đưa mục tiêu, chỉ tiêu CĐS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh tập trung đầu tư, tiếp nhận hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin với công nghệ tiên tiến, hiện đại có tính bảo mật, an toàn, an ninh cao như xây dựng Trung tâm Điều hành, giám sát xử lý dữ liệu đô thị thông minh (IOC); xây dựng hệ thống quản lý điều hành thông tin kế hoạch - tài chính, y tế thông minh, giáo dục thông minh, du lịch thông minh, cổng dữ liệu mở, nền tảng di động Yên Bái G và Yên Bái S... và tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ của đô thị thông minh tầm nhìn đến năm 2025. 

Tới nay, Yên Bái đã và đang tập trung xây dựng thí điểm một số mô hình CĐS ở cấp sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã, doanh nghiệp; đặc biệt sẽ triển khai thúc đẩy phát triển XHS, công dân số thông qua việc xây dựng ứng dụng di động cung cấp dịch vụ số cho 70% người lao động tại các khu công nghiệp và các dịch vụ số liên quan và trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ CĐS, phát triển thị trường, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh. 

Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao để tiếp nhận công nghệ, vận hành hệ thống hạ tầng CĐS có hiệu quả, phát huy kết quả thực hiện dự án du lịch thông minh, sản xuất nông nghiệp thông minh, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử tỉnh và các sàn thương mại uy tín như Voso.vn, Postmart.vn. 


Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn cho biết: là mô hình thí điểm về xây dựng chính quyền số, KTS, XHS cấp xã của tỉnh, qua một thời gian nỗ lực triển khai, đến nay 100% các thôn trong xã đã có sóng 4G; tất cả cán bộ, công chức xã đều có tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; 2/3 trường mầm non của xã đã sử dụng phần mềm quản lý nhà trường; trạm y tế xã cũng đang ứng dụng 2 phần mềm quản lý khám chữa bệnh; trong đó, đã lập hồ sơ sức khỏe người dân trên địa bàn đạt tỷ lệ trên 84%... 

Xã cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn đưa 23 sản phẩm đặc sản của địa phương lên sàn thương mại điện tử và điều quan trọng nhất là xây dựng được trang thông tin điện tử của xã, đem lại rất nhiều tiện ích như các sản phẩm địa phương, các dịch vụ lưu trú cũng tích hợp trên đó và đi kèm là dịch vụ ăn uống, tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch khai thác… 


Nhân viên Công ty Điện lực Yên Bái hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Công ty Điện lực Yên Bái là mô hình điểm CĐS trong doanh nghiệp và Công ty đã tiếp nhận, xử lý hồ sơ yêu cầu của khách hàng qua hệ thống điện tử, thực hiện số hóa hợp đồng mua bán điện sinh hoạt, áp dụng chữ ký số và xác nhận qua mã OTP tiến tới quản lý hiện đại hóa, giảm bớt các chi phí in ấn hợp đồng, không cần lưu trữ hồ sơ nhiều và giảm nhân lực. 

Ông Cao Bình Định - Giám đốc Công ty cho biết: năm 2021, doanh thu tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt của Công ty đã đạt gần 86%; giải quyết các yêu cầu của khách hàng bằng phương thức điện tử đạt trên 98%; đồng thời, hoàn thành CĐS 100% hợp đồng mua bán điện. 

Ngành điện cũng là một trong những ngành của tỉnh thực hiện tốt công tác CĐS và hiệu quả đem lại rất rõ như toàn bộ hệ thống đóng cắt của 6 trạm biến áp 110 trên địa bàn đều được đóng cắt từ xa và các trạm biến áp bây giờ vận hành theo chế độ không người trực…

Có thể nói, việc triển khai hiệu quả CĐS tại các địa phương thời gian qua là cơ hội để một tỉnh còn nhiều khó khăn như Yên Bái dù "đi sau” nhưng có thể "đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác. 

Với nguồn lực còn hạn hẹp, tỉnh chủ trương CĐS theo cách riêng; đó là, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực đã có sẵn dữ liệu đầu vào, dễ làm trước, khó làm sau, ưu tiên xây dựng CQS với mục tiêu xuyên suốt là nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn; triển khai các mô hình thí điểm CĐS; từ đó, đánh giá mục tiêu, công nghệ, cách làm, tính hiệu quả trước khi nhân rộng. 

Với sự vào cuộc nghiêm túc và bài bản, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 từng bước hoàn thành CĐS đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: CQS, KTS, XHS và phấn đấu thứ hạng của tỉnh vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về CĐS. Đến năm 2030, thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ, mô hình mới và tiếp tục phấn đấu nâng thứ hạng của Yên Bái trên bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hằng năm… 

Đồng thời, để tỉnh thành công trong CĐS, điều quan trọng nhất chính là sự tham gia của toàn dân cùng đồng lòng, chung tay đẩy mạnh công cuộc CĐS. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục triển khai các giải pháp tổng thể, đồng bộ, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương với phương châm là lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực của CĐS... 

Bằng các bước đi cụ thể, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh địa phương, tin rằng, mục tiêu CĐS của tỉnh sẽ sớm trở thành hiện thực.

Quang Thiều

Tags tăng tốc đuổi kịp tiến cùng chuyển đổi số kinh tế số xã hội số ba trụ cột

Các tin khác
Ứng dụng mã quét QR trong gửi văn bản hành chính tại Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2021, sáng kiến mới đã được triển khai áp dụng tại Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp. Lợi ích khi sử dụng mã QR-Code để gửi văn bản là: tiết kiệm thời gian do không phải phô tô, đóng gói tài liệu; tiết kiệm chi phí in ấn, giấy mực, kinh phí chuyển phát bưu điện...

Lãnh đạo huyện Yên Bình kiểm tra công tác chuyển đổi số tại xã Tân Hương.

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh CĐS, huyện Yên Bình từng bước xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Ngoài ra, yêu cầu các tổ công tác Đề án 06 huyện và các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tập trung làm tốt công tác tuyên truyền đổi mới tư duy, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cấp thiết và lợi ích thiết thực của Đề án; đảm bảo các điều kiện hạ tầng, dữ liệu và nền tảng số; vận hành, phát triển các hệ thống, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và doanh nghiệp ngay tại cơ sở.

Đảng viên Chi bộ thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái sử dụng nền tảng Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái.

Yên Bái là một trong ba tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai ứng dụng STĐVĐT. Sau thời gian thực hiện thí điểm và mở rộng, ngày 28/10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 11-ĐA/TU về STĐVĐT tỉnh Yên Bái. .Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Mạnh Hà - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy về nội dung này.

Thời gian qua, huyện Văn Yên đã đẩy mạnh triển khai mô hình nhà văn hoá số tới tất cả các thôn, bản, tổ dân phố. Đến nay, toàn huyện đã có 91/172 nhà văn hoá đủ các điều kiện đạt nhà văn hoá số tại 21/25 xã, thị trấn. Các mô hình đã kết nối người dân với chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của huyện trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục