Tạo sự lan tỏa, đồng thuận cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/3/2023 | 7:58:53 AM

YênBái - Hướng tới đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện mô hình đô thị thông minh, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, thời gian qua, ngành công thương Yên Bái tăng cường tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) lĩnh vực công thương tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh, góp phần tạo sự lan tỏa, đồng thuận cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Công ty Điện lực Yên Bái kiểm tra tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện bằng thiết bị bay không người lái (flycam). Ảnh: Thanh Chi
Công ty Điện lực Yên Bái kiểm tra tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện bằng thiết bị bay không người lái (flycam). Ảnh: Thanh Chi

Thực hiện Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về CĐS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể, nhất là quan tâm quán triệt, chỉ đạo các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, đảm bảo các dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công mức độ 4; triển khai an toàn thông tin; hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh và triển khai hệ thống văn bản đi được ký số, xác thực điện tử, đảm bảo thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản đến và văn bản đi hoàn toàn trên môi trường mạng. 


Theo đó, năm 2022, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 17.304 bộ hồ sơ đảm bảo đúng quy định, hoàn thành sớm và đúng thời hạn 99,99%, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, không phát sinh phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính hay hành vi hành chính, quy định hành chính của các cá nhân, tổ chức. 

Trong đó, số lượng hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận trên môi trường điện tử ở TTHC mức độ 3 là 28 bộ hồ sơ, chiếm 0,16%; mức độ 4 là 17.258 bộ hồ sơ, chiếm 99,7% đã được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia như: thông báo hoạt động khuyến mại; thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại...

Cùng đó, ngành công thương Yên Bái tập trung triển khai các lĩnh vực ưu tiên về CĐS theo Chương trình 15/CTr-UBND của UBND tỉnh. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp đã tăng cường tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) CĐS trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: khuyến khích DN lắp camera theo dõi, điều hành sản xuất; áp dụng tự động hóa vào một số khâu sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành, SXKD của DN... 



Tập huấn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp. 

Trong lĩnh vực năng lượng, chỉ đạo tích cực triển khai dự án cấp điện về nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia, đảm bảo hạ tầng thiết yếu phục vụ công tác CĐS của tỉnh. Nổi bật là sự phối hợp, đôn đốc Công ty Điện lực Yên Bái triển khai CĐS trong các hoạt động SXKD: ứng dụng phần mềm quản lý lưới điện trên bản đồ (GIS); quản lý máy biến áp - quản lý nguồn và lưới điện PMIS; số hóa quy trình xét duyệt sáng kiến, môi trường, công tác thí nghiệm và kiểm tra hiện trường; cung cấp 100% dịch vụ điện bằng phương thức điện tử; triển khai số hóa hợp đồng mua bán điện, hóa đơn điện tử… 

Với lĩnh vực thương mại, đã xây dựng và đưa vào vận hành gian hàng hội chợ trực tuyến (hội chợ 4.0), tại địa chỉ gianhangyenbai.com; tăng cường tham gia các hội chợ trực tuyến trong nước và quốc tế theo từng ngành hàng, sản phẩm thông qua các gian hàng hội chợ trực tuyến. Hỗ trợ DN, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). 

Theo đó, hiện đã đăng tải gần 300 sản phẩm thế mạnh chủ lực của tỉnh và 138/138 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn TMĐT Yên Bái (sctyenbai.com); phối hợp với Viettel Yên Bái đặt link liên kết cho 85/138 sản phẩm OCOP của tỉnh từ sàn TMĐT Yên Bái (sctyenbai.com) sang sàn TMĐT voso.vn để khách hàng có thể mua bán sản phẩm trực tuyến trên sàn TMĐT. 

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ CĐS, Sở Công Thương xác định, năm 2023, tập trung đẩy mạnh phát triển TMĐT, tạo thói quen tiêu dùng số, thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước xây dựng thói quen cho người tiêu dùng về kỹ năng số trong mua bán, giao dịch hàng hóa sản phẩm. Triển khai xây dựng gian hàng "Made in Yên Bái” trên một số sàn TMĐT lớn của Việt Nam và thế giới; đẩy mạnh hỗ trợ các DN, cơ sở SXKD tạo gian hàng và tham gia vào các sàn TMĐT uy tín. 

Cùng đó, ngành công thương sẽ tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng TMĐT cho cán bộ, hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ và vừa, các hộ sản xuất nông nghiệp… Phối hợp triển khai các nhiệm vụ về cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Công Thương và các cơ quan chủ trì xây dựng. Thu thập các dữ liệu về tình hình ứng dụng TMĐT để xây dựng các chỉ số về TMĐT..., góp phần tạo chuyển biến tích cực trong quá trình CĐS trên địa bàn tỉnh. 

Thành Trung

Tags Ngành công thương Yên Bái chuyển đổi số giao dịch điện tử

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục