Yên Bình xây dựng nông thôn thông minh, văn minh

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/3/2024 | 1:54:27 PM

YênBái - Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với nhiều cách làm sáng tạo, huyện Yên Bình đã đưa “dòng chảy số” phủ khắp mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, mang lại những giá trị thực chất, mạng lại nhiều tiện ích, giúp người dân hạnh phúc hơn.

Trung tâm Y tế huyện Yên Bình giới thiệu với lãnh đạo huyện về bệnh án điện tử - bước chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.
Trung tâm Y tế huyện Yên Bình giới thiệu với lãnh đạo huyện về bệnh án điện tử - bước chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Xác định nhận thức là quyết định, huyện đã tập trung nhiều giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp về CĐS. Đến nay, Yên Bình là địa phương có tỷ lệ xã, thị trấn đăng ký thực hiện CĐS, CĐS nâng cao cao nhất trong toàn tỉnh. Các địa phương đã tích cực triển khai nhiều mô hình CĐS thiết thực với mong muốn nâng tầm những giá trị sẵn có, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ. 

Tiêu biểu, Đại Minh là xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội về văn hoá; thị trấn Thác Bà là địa phương đầu tiên trên toàn quốc đảm bảo tiêu chí "Các hệ thống thông tin của chính quyền được phê duyệt cấp độ gắn với an toàn thông tin mạng được triển khai đầy đủ các giải pháp an toàn thông tin theo hồ sơ cấp độ được phê duyệt”; xã Tân Hương đi đầu trong thực hiện hỗ trợ người dân triển khai thủ tục trực tuyến toàn trình mức độ 4 liên quan đến việc cấp, cấp đổi, chỉnh lý, biến động đất đai; xã Mỹ Gia triển khai phần mềm họp không giấy tờ, không dùng tiền mặt tại trường học; xã Vĩnh Kiên huy động xã hội hóa để mua máy tính xách tay cho 10 thôn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác CĐS… 

Ông Nguyễn Xuân Hòa ở thôn Làng Cần, xã Đại Minh cho hay: "Chúng tôi được Tổ CĐS cộng đồng hướng dẫn, cài đặt và sử dụng các nền tảng, ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến…, thấy rất thuận lợi. Mạng Wifi được lắp tại nhà văn hóa xã và các điểm công cộng đã giúp người dân cũng như khách hàng đến mua bưởi Đại Minh rất thuận tiện trong truy cập, tìm hiểu thông tin và giao dịch thanh toán”. 

Là địa phương thứ hai của tỉnh hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới, Yên Bình đang tiếp tục hướng tới nông thôn mới thông minh thực chất, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. 

Để đạt được mục tiêu đề ra, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS trở thành công việc thường xuyên, liên tục, gắn chặt với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Năm 2023, Yên Bình là huyện đầu tiên trong khối huyện xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC). 

Sự ra đời của IOC đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng đến chính quyền số của Yên Bình nhằm xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ hiệu lực, hiệu quả. Huyện đã triển khai phòng họp không giấy tờ từ cấp huyện đến cấp xã; xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và vùng nguyên liệu ứng dụng CĐS; đẩy mạnh triển khai CĐS trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch. 

Cùng với đó, gần 50.000 người dân đã cài đặt và sử dụng ứng dụng Công dân số (YenBai-S); khoảng 49,1% người dân trên địa bàn đạt tiêu chí Công dân số; 91% nhà văn hoá đạt mô hình nhà văn hoá số. 

Song song với đó, huyện đã thực hiện huy động tối đa mọi nguồn lực cho CĐS trên tất cả các lĩnh vực với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó huy động nguồn xã hội hóa của các tập đoàn, doanh nghiệp giúp đẩy nhanh công tác CĐS tại địa phương.

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Xác định CĐS là cơ hội, động lực và là công cụ hữu hiệu để hiện thực hóa khát vọng phát triển, năm 2024, huyện sẽ tập trung triển khai rà soát, thực hiện Bộ chỉ tiêu tạm thời đánh giá công nhận xã, thị trấn CĐS, CĐS nâng cao; phấn đấu 1 - 2 xã CĐS. Đưa công cuộc CĐS của địa phương thực chất, bền vững, huyện sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của hệ thống chính trị; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về CĐS; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về CĐS; ưu tiên ứng dụng, phát triển và hoàn thiện nền tảng chính quyền số trên cơ sở các dự án thuộc Đề án đô thị thông minh tỉnh Yên Bái. 

Cùng với đó, huyện quan tâm đến các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, chú trọng thu hút phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh..., góp phần xây dựng Yên Bình phát triển nhanh, bền vững, có nông nghiệp tiến bộ, nông thôn văn minh, người dân hạnh phúc.

Thanh Chi

Tags Yên Bình Nghị quyết số 51 nông thôn chuyển đổi số văn minh người dân hạnh phúc thương mại điện tử dịch vụ công trực tuyến

Các tin khác
Lãnh đạo HND tỉnh và Sở TT&TT ký kết Kế hoạch phối hợp chuyển đổi số năm 2024 - 2025.

Chiều 15/3, Hội Nông dân (HND) tỉnh Yên Bái phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị ký kết Kế hoạch phối hợp chuyển đổi số năm 2024 - 2025.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị

Ngày 15-3, tại Lạng Sơn, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức hội nghị triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học.

J-na, nữ phát thanh viên AI của Weekly Jeju.

Chính quyền tỉnh Jeju ở Hàn Quốc gần đây đã gây chú ý khi để một người dẫn chương trình "ảo" phụ trách dẫn chuyên mục tin tức hàng tuần trên YouTube.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan mô hình chuyển đổi số của Bưu Điện điện tỉnh Yên Bái

Mới đây, tỉnh Yên Bái đã công bố đánh giá kết quả xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số (DTI) đối với các sở, ngành và địa phương. Việc đánh giá kết quả qua chỉ số nhằm tiếp tục nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số tại các cơ quan đơn vị, hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục