Yên Bái quyết liệt gỡ các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án 06

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/7/2024 | 2:00:21 PM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh triển khai “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tham gia tích cực của các sở, ngành, địa phương, Đề án tiếp tục trở thành điểm sáng trong công tác cải cách hành chính, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Ngay sau khi tiếp nhận văn bản số 425 ngày 23/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh  Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai tháo gỡ các "điểm nghẽn” của Đề án 06, trong đó tập trung vào 5 nhiệm vụ như: hoàn thiện thể chế về các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác định nơi cư trú; bảo đảm về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, kết nối, liên thông các nền tảng số, hệ thống lưu trữ dữ liệu đồng bộ, thống nhất. 

Tập trung nguồn lực triển khai nhiệm vụ Đề án 06 đã được giao trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 57 ngày 9/12/2022, quy định mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC trên dịch vụ công (DVC) trực tuyến bằng mức 50% mức thu lệ phí nộp trực tiếp; ban hành danh mục DVC trực tuyến một phần được cung cấp trên Cổng DVC tỉnh, đăng ký, tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia của các năm 2023, năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Trung ương, phù hợp với tình hình của địa phương; kết nối, khai thác dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ việc giải quyết TTHC; xây dựng kho lưu trữ điện tử của tổ chức cá nhân, đưa vào khai thác, sử dụng từ 1/1/2024 và 100% kết quả giải quyết TTHC được lưu trữ điện tử; đã xây dựng ứng dụng (app) cổng DVC trên nền tảng thiết bị thông minh. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã chia sẻ, kết nối 27 hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Cổng DVC tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đã hợp nhất thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. 

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thời gian qua, Yên Bái đã triển khai 25/25 DVC thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp; 2/28 DVC trực tuyến thiết yếu theo Quyết định số 422 ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; 8/28 nhóm DVC liên thông theo Quyết định số 206 của Thủ tướng Chính phủ; tích hợp 10/25 DVC thiết yếu nộp trực tuyến trên Cổng DVC tỉnh. Tính đến tháng 6/2024, TTHC cung cấp DVC trực tuyến toàn trình là 220 thủ tục, đạt 12,25%; TTHC cung cấp DVC trực tuyến một phần là 248 thủ tục, đạt 13,81%; tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 38,74%; nộp trực tiếp và hình thức khác là 61,26%. Cung cấp TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính trên Cổng DVC quốc gia đạt 66,49%. 

Về dữ liệu, phần mềm quản lý văn bản điều hành của tỉnh đến nay đã cấp gần 12.000 tài khoản sử dụng phần mềm; 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chức năng báo cáo điện tử (ký số); 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật). Triển khai nền tảng "Sổ tay đảng viên điện tử”; nền tảng "Bàn làm việc số”; hệ thống chứng thực tỉnh Yên Bái…

Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng là tỉnh miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số nên Yên Bái còn nhiều khó khăn, một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin, việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử thì phải nhờ cán bộ thao tác; việc thanh toán trực tuyến chưa nhiều do nhiều người dân chưa có thói quen sử dụng và mở tài khoản ngân hàng. 

Cơ sở vật chất trang thiết bị như máy tính, máy in, máy scan phục vụ cho các nhiệm vụ của Đề án 06 còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu cho việc tiếp nhận hồ sơ được nhanh chóng, kịp thời. Để Đề án 06 đi vào hiệu quả thời gian tới tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Đề án 06, đặc biệt là lợi ích, quy trình thực hiện TTHC trên DVC trực tuyến để tổ chức, doanh nghiệp và người dân thực hiện, nâng cao tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trên DVC trực tuyến. 

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát, tham mưu ban hành danh mục DVC trực tuyến toàn trình, DVC trực tuyến một phần để thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành rà soát, tái cấu trúc quy trình, đề xuất tích hợp để cung cấp 100% DVC trực tuyến trong phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu trên Cổng DVC quốc gia…

Quang Thiều

Tags Yên Bái điểm nghẽn Đề án 06

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái hướng dẫn công dân khai báo làm thủ tục cấp hộ chiếu.

Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý nhà nước là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và phục vụ tốt hơn người dân. Thời gian qua, Phòng quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC), Công an tỉnh Yên Bái là một trong những đơn vị ứng dụng hiệu quả CNTT trong việc quản lý, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp hộ chiếu cho công dân trong nước cũng như hồ sơ cấp thị thực, thẻ tạm trú cho người nước ngoài, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử.

Trung tâm Xác thực điện tử cung cấp 4 nhóm dịch vụ, giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đóng góp quan trọng vào thực hiện thành công Đề án 06 và chương trình Chuyển đổi số Quốc gia…

Đoàn viên thanh niên phường Pú Trạng hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung lãnh, chỉ đạo đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương, sự đồng lòng, quyết tâm của doanh nghiệp và nhân dân.

Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra việc triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện Phổi tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số thông qua nhiều hình thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục