Mù Cang Chải xây dựng hạ tầng thông tin đồng bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/7/2024 | 7:41:52 AM

YênBái - Xây dựng hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nâng cao hiệu suất công việc, Huyện Mù Cang Chải đã chú trọng quan tâm, phối hợp xây dựng kế hoạch chỉnh trang cáp viễn thông, quy hoạch và xây dựng mới các trạm BTS, có các giải pháp tăng cường sử dụng chung hạ tầng viễn thông…

Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải trang bị thiết bị đầu đọc thẻ căn cước công dân gắn chíp để người dân đến khám chữa bệnh được thuận tiện.
Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải trang bị thiết bị đầu đọc thẻ căn cước công dân gắn chíp để người dân đến khám chữa bệnh được thuận tiện.

Hiện nay, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, hoạt động với 100% đơn vị có kết nối mạng Internet và trung bình 1 máy tính/người với cán bộ, công chức toàn huyện. Từ năm 2019 đến nay, huyện triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến và khai thác, sử dụng hiệu quả 59 phòng họp trực tuyến. 

Hệ thống tin nhắn mời họp, triển khai văn bản cho các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn tại Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện duy trì hiệu quả. Huyện đã có hệ thống cáp quang đến 100% xã, thị trấn cùng các trang thiết bị như máy vi tính, máy scan, hệ thống mạng nội bộ chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị từng bước đồng bộ hóa. Từ năm 2021, huyện phối hợp lắp đặt hệ thống mạng đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II cho 31 cơ quan, đơn vị. Những ứng dụng chuyên ngành đã triển khai như các phần mềm: quản lý hồ sơ đảng viên 3.0, họp không giấy tờ E-Cabinet, "Bệnh viện điện tử” Viettel - HiS… 

Bên cạnh đó, huyện thực hiện nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số nhằm xác thực 100% thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử như: thông tin tiêm chủng, giấy phép lái xe… từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số giao dịch theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đã cung cấp các dịch vụ công (DVC), dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNeID như: dịch vụ cư trú, CCCD, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, các dịch vụ khác. 

Đáng chú ý, Trung tâm Y tế huyện đã tự trang bị thiết bị đầu đọc thẻ CCCD gắn chíp để khám chữa bệnh và thực hiện tra cứu đăng ký khám bệnh bằng thẻ CCCD cho 174.000 lượt người. 

Anh Lờ A Củ ở bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải đến Trung tâm Y tế huyện khám bệnh vì đau đầu. Anh cho biết: "Mình có thẻ CCCD nên chẳng còn lo quên, lo mất thẻ bảo hiểm y tế như ngày xưa nữa mà lại tiện, lại nhanh hơn”. 

Cùng với đón tiếp người dân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng CCCD có gắn chip hoặc qua ứng dụng VNeID, huyện đã hoàn thành cung cấp 100% DVC trực tuyến mức độ 4 cho mọi thủ tục hành chính (TTHC), tích hợp, cung cấp 20 DVC thuộc 14 TTHC của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trên Cổng DVC của ngành và Cổng DVC quốc gia, 7 DVC trên ứng dụng VssID; hướng dẫn người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đăng ký giao dịch điện tử, cài đặt ứng dụng VssID. 

Mù Cang Chải đã thực hiện 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, tính đến ngày 16/11/2023, huyện có 12.053/11.369 người, đạt 106% số người dân có CCCD, có điện thoại đủ điều kiện cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận, giải quyết TTHC của huyện có tỷ lệ đánh giá hài lòng, rất hài lòng đạt 100%. 

Đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải khẳng định: "Xây dựng hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại, liên thông đã phục vụ đắc lực, hiệu quả cho việc ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới của huyện”. Hiệu quả của công tác này sẽ tiếp tục thúc đẩy Mù Cang Chải phát triển, nhất là trong quá trình xây dựng trở thành huyện du lịch, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tốt người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Nguyễn Thơm

Tags Mù Cang Chải hạ tầng thông tin

Các tin khác
100 cây chè cổ thụ ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc thông minh.

Từ các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cho đến cửa hàng kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống, bệnh viện, đơn vị hành chính công…, mã QR trở thành một cách thức thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng.

Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh triển khai “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tham gia tích cực của các sở, ngành, địa phương, Đề án tiếp tục trở thành điểm sáng trong công tác cải cách hành chính, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Cán bộ, chiến sỹ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái hướng dẫn công dân khai báo làm thủ tục cấp hộ chiếu.

Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý nhà nước là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và phục vụ tốt hơn người dân. Thời gian qua, Phòng quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC), Công an tỉnh Yên Bái là một trong những đơn vị ứng dụng hiệu quả CNTT trong việc quản lý, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp hộ chiếu cho công dân trong nước cũng như hồ sơ cấp thị thực, thẻ tạm trú cho người nước ngoài, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử.

Trung tâm Xác thực điện tử cung cấp 4 nhóm dịch vụ, giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đóng góp quan trọng vào thực hiện thành công Đề án 06 và chương trình Chuyển đổi số Quốc gia…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục