YênBái - Kết quả khảo sát cho thấy, nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất của thanh niên là Facebook, Zalo và Tiktok. Các tình huống dụ dỗ, lừa đảo chủ yếu trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam là Facebook và Zalo, với 39,43% số người đã mất tiền với những tình huống lừa đảo này.
|
Quang cảnh buổi Hội thảo.
|
Sáng nay - 11/11, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Ngày 26/1/2024, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND phê duyệt
Dự án "Thanh niên trong công tác phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, thực hiện trong 48 tháng (từ tháng 3/2024 – 3/2028) tại huyện Lục Yên và thành phố Yên Bái. Dự án có tổng kinh phí trên 493 nghìn Euro (tương đương 12,9 tỷ đồng), 100% là vốn viện trợ không hoàn lại.
Mục tiêu chung của Dự án là "Thanh niên tỉnh Yên Bái được nâng cao năng lực về giáo dục kỹ thuật số lấy con người làm trung tâm trong công tác phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng”, nâng cao năng lực cho đoàn viên thanh niên để giải quyết các rủi ro trên không gian mạng với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm; nâng cao năng lực cá nhân của thanh niên địa phương, bao gồm đồng bào thuộc các nhóm Kinh, Tày và các dân tộc khác ở thành phố Yên Bái và huyện Lục Yên để giảm thiểu các rủi ro trên không gian mạng. Cùng với đó là tham vấn việc ra quyết định về giáo dục kỹ thuật số cho thanh niên để phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng.
Theo thiết kế của Dự án, trong năm thứ nhất, Dự án sẽ phối hợp cùng nhóm tư vấn để thực hiện khảo sát rủi ro trên không gian mạng nhằm đánh giá được nhận thức của thanh niên về tầm quan trọng của an toàn thông tin trên không gian mạng. Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập dữ liệu, đánh giá mức độ nhận thức của đoàn viên, thanh niên về quản lý rủi ro trên không gian mạng; khả năng xử lý các tình huống liên quan; nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ của thanh niên đối với vấn đề rủi ro trên không gian mạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho thanh niên để quản lý rủi ro này.
Khảo sát đã được thực hiện với 1.854 thanh niên tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên và Văn Chấn theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả khảo sát cho thấy, nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất của thanh niên là Facebook, Zalo và Tiktok. Cụ thể, có 90% số người được phỏng vấn sử dụng Facebook, 66% số người sử dụng Tiktok và 63% số người sử dụng Zalo. Tuy nhiên, các thanh niên hiện nay còn rất mơ hồ trong việc "phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng".
Các tình huống dụ dỗ, lừa đảo chủ yếu trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam là Facebook và Zalo, với 39,43% số người đã mất tiền với những tình huống lừa đảo này. Đối vói hình thức lừa đảo qua điện thoại, đã có 66% số người tham gia khảo sát cho biết đã gặp phải tình huống như: mời gọi đầu tư trên mạng xã hội và mang lại lợi nhuận cao; mời tham gia các nhóm đầu tư sinh lời; gửi đường link từ người lạ mời cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại diện của nhóm chuyên gia tư vấn chia sẻ về chuyến đi khảo sát tại các huyện, thị, thành phố; báo cáo về kết quả khảo sát. Các đại biểu cũng đã thẳng thắn thảo luận, đóng góp ý kiến vào báo cáo khảo sát, nhằm đánh giá khách quan, toàn diện những nguyên nhân trong sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng của thanh niên, nhằm đảm bảo an toàn trên không gian mạng; đề xuất những giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao kiến thức, thông tin, kỹ năng quản lý rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên…
Thu Trang
Tags
Hội thảo
báo cáo kết quả
khảo sát
phòng ngừa
rủi ro
không gian mạng
thanh niên
Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.
Từ tháng 11/2024, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Yên Bái thống nhất chủ trương đưa vào sử dụng phần mềm biểu quyết, phòng họp số và chữ ký số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường tính kịp thời và chính xác. Từ đó tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ở địa phương.
Tài khoản định danh điện tử của công dân được sử dụng trong một thời hạn nhất định. Tài khoản định danh điện tử sẽ bị khóa khi thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết hạn tài khoản định danh điện tử cũng sẽ tự động khóa.
Trong 15 mục tiêu phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, Yên Bái có 1 mục tiêu vượt kế hoạch, 10 mục tiêu đã hoàn thành, 4 mục tiêu đang trong giai đoạn thực hiện.