Yên Bái chuyển đổi số “toàn dân, toàn diện”

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/2/2025 | 8:14:10 AM

YênBái - Thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, Yên Bái đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với cách làm sáng tạo, linh hoạt, để đạt kết quả ấn tượng trong công tác chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh năm qua.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn dự Lễ khai trương Trạm phát sóng di động của Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn dự Lễ khai trương Trạm phát sóng di động của Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.


Đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết: "Sở đã tham mưu cho tỉnh quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa và ban hành đồng bộ các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện CĐS, xác định rõ phương hướng và lộ trình CĐS của địa phương cho từng năm và cả giai đoạn. Thông qua nhiều giải pháp, nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân về CĐS có sự chuyển biến rất tích cực; huy động được sự tham gia của nhiều thành phần, lực lượng trong xã hội thực hiện CĐS theo đúng phương châm "Toàn dân, toàn diện”. Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh, các ban, sở, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch CĐS một cách bài bản với nhiều cách làm sáng tạo, đặc trưng riêng, "Dễ làm trước, khó làm sau” và luôn nhất quán phương châm "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”.

Đến nay, công cuộc CĐS của tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Xếp hạng Chỉ số CĐS (DTI) của tỉnh năm 2022 đã vượt lên đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố, tăng 25 bậc so với năm 2020 và đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố về khả năng cải thiện Chỉ số DTI; năm 2023 giữ nguyên vị trí 15/63 tỉnh, thành phố.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ CĐS được chú trọng đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Yên Bái đã hoàn thành xóa 39 vùng lõm sóng, trắng sóng 3G, 4G; nâng cấp 86 trạm thu phát sóng di động, đưa tổng số trạm phát sóng di động trên địa bàn tỉnh là 2.640 trạm; tổng số có 40 trạm di động 5G tại 4 địa phương, tăng 37 trạm so với năm 2023; hạ tầng mạng cố định băng rộng được phủ tới 100% xã, phường, thị trấn; dịch vụ mạng di động 4G phủ sóng tới trên 99% số thôn, bản; 80% số nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố có Internet; số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình và các dịch vụ hạ tầng, ứng dụng số có trả phí đạt 62%.

Cùng với đó, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có sự chuyển biến mạnh mẽ; các nền tảng dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng, triển khai mang lại hiệu quả. Cụ thể như: Trung tâm Tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh, Trung tâm Giám sát an toàn an ninh mạng tỉnh, Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng, Hệ thống họp trực tuyến đến tận thôn bản, nền tảng Công dân số YenBai-S đến nay có trên 350.000 người dân trưởng thành có tài khoản, thường xuyên đăng nhập sử dụng, tương tác với chính quyền.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành mạng lưới tổ CĐS cộng đồng hoạt động ở 173/173 xã, phường, thị trấn và 1.356/1.356 thôn, bản, tổ dân phố với hơn 10.850 người tham gia. Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước thành lập được 100% tổ CĐS cộng đồng và ban hành Bộ chỉ số đánh giá hoạt động của tổ CĐS cấp xã, cấp thôn.

Đặc biệt, năm 2023, Cổng Dịch vụ công tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin "một cửa” điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên cả thiết bị di động.

Bên cạnh đó, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 11%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 70%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1,8%. Với các hoạt động ứng dụng nền tảng, công nghệ số được triển khai đã góp phần nâng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của tỉnh năm 2024 lên 16,5%, tăng 4,3% so với năm 2023.

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Giám đốc Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát, huyện Văn Yên cho biết: "Nhận thức rõ CĐS là một trong những nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp phát triển, tiến xa hơn nên thời gian qua, ngoài các kênh bán hàng truyền thống và siêu thị, doanh nghiệp đã tăng cường đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, các sản phẩm mang nhãn hiệu Quế Phát đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và được bày bán tại một số siêu thị lớn ở Hà Nội”.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lê Trí Hà, Yên Bái xác định vẫn còn nhiều việc phải tiếp tục triển khai và thực hiện quyết liệt hơn nữa, trong đó cần sự thay đổi về nhận thức và tham gia tích cực từ người dân, doanh nghiệp để thực hiện CĐS.

Yên Bái đã triển khai thí điểm 8 mô hình CĐS: Tổ CĐS cộng đồng; CĐS cấp xã, cấp huyện; CĐS tại các cơ quan, trường học; bình dân học AI; Sổ tay đảng viên điện tử; công dân số và doanh nghiệp số… Các mô hình này ngày càng trở nên gần gũi, mang lại lợi ích thiết thực cho chủ thể tham gia.

Hồng Duyên

Tags Yên Bái chuyển đổi số trạm di động phát sóng

Các tin khác

C06 - Bộ Công an đã cung cấp danh sách các trang web và liên kết độc hại, đồng thời hướng dẫn cách tra cứu các trang web lừa đảo để giúp người dân phòng tránh.

Cán bộ công chức phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến hết năm 2025 đạt tối thiểu 65% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được xử lý trực tuyến toàn trình.

Cán bộ Sở Tư pháp thực hiện công tác số hóa dữ liệu hộ tịch.

Nhằm đẩy mạnh tiến độ thực hiện việc số hóa, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của Chính phủ quy định về đăng ký hộ tịch trực tuyến, việc số hóa dữ liệu hộ tịch phải hoàn thành trước ngày 1/1/2025, ngày 10/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định 818 về ban hành Kế hoạch thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch". Với cách làm quyết liệt, sát sao từ Sở Tư pháp đến các phòng tư pháp huyện và công chức tư pháp xã, công tác số hóa hộ tịch trên toàn tỉnh đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày so với kế hoạch đã đề ra.

Viettel Yên Bái ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (CĐS) để bắt kịp và thích nghi với nền kinh tế số. Các chính sách này không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục