Năm 2014, tấn công mạng càng khó ngăn chặn
- Cập nhật: Thứ tư, 8/1/2014 | 7:47:28 AM
Theo dự đoán của Symantec, trong năm 2014 các cuộc tấn công mạng sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn và ngày càng khó khăn hơn để ngăn chặn.
Mọi thiết bị kết nối trên Internet (Internet of Things) đều tiềm ẩn nguy cơ lỗ hổng bảo mật.
|
Năm 2013, vấn đề quyền riêng tư đã được dư luận đề cập rất nhiều, làm dấy lên những câu hỏi mấu chốt về lượng thông tin cá nhân hiện đang được chia sẻ và thu thập mỗi ngày bởi các nhà cung cấp dịch vụ, các nhóm chuyên nghiệp cũng như các trang mạng xã hội.
Chỉ trong tháng 10/2013, Symantec đã phát hiện một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trên toàn cầu trong những năm gần đây - 150 triệu định danh người dùng đã bị lộ chỉ với một lỗ hổng duy nhất.
Tội phạm mạng cũng là một vấn đề được quan tâm lớn trong năm 2013 và sẽ tiếp tục là vấn đề đau đầu đối với cả người dùng cá nhân và khối doanh nghiệp - dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn. Những vấn nạn như phần mềm tống tiền, tội phạm mạng di động, ứng dụng lừa đảo, khai thác lỗ hổng mạng xã hội, gián điệp doanh nghiệp, hay xu hướng dịch chuyển từ các mối đe dọa bảo mật nhắm tới số đông sang các cuộc tấn công có chủ đích phức tạp – rõ ràng, tội phạm mạng sẽ tiếp tục là một vấn nạn cần cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp phải quan tâm cẩn trọng hơn.
Raymond Goh, Giám đốc cao cấp Symantec phụ trách mảng Kiến trúc hệ thống và Liên minh đối tác, khu vực Nam Á nhận định rằng, những cuộc tấn công mạng kiểu này sẽ ngày càng khó khăn hơn để ngăn chặn, ngày càng mạnh mẽ hơn và chuyên nghiệp hơn.
Thuật ngữ Internet of Things (IoT) mô tả một môi trường mà mọi kết nối vượt qua giới hạn các thiết bị điện toán, và bắt đầu hỗ trợ cho hàng tỉ các thiết bị sử dụng hàng ngày khác nhau, từ đồng hồ đến các thiết bị gia dụng. Xu hướng này trở nên phổ biến tại Việt Nam khi bước sang 2014, đặc biệt khi mà mô hình ngôi nhà thông minh đang dần được ứng dụng trong thực tế.
Với hàng triệu thiết bị được kết nối Internet trong năm 2014, Symantec dự báo chúng sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút những tấn công (hacker) - và vì thế môi trường Internet of Things sẽ trở thành một môi trường đầy rẫy các nguy cơ lỗ hổng bảo mật (Internet of Vulnerabilities).
Tác động của sự bùng nổ các thiết bị di động
Sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ các thiết bị di động thông minh khiến cho việc bảo vệ thông tin (information protection) tiếp tục là một chủ đề “Hot” được chú ý trong năm 2014. Những vấn đề về bảo mật trực tuyến sẽ ngày càng trở nên phức tạp do xu hướng tiêu dùng hóa (consumerisation) các thiết bị thông minh và dữ liệu phình to của các thiết bị được kết nối.
Hơn nữa, ranh giới việc sử dụng cho cá nhân và công việc khá mong manh khi mà cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp đang sử dụng thiết bị di động của họ cho cả công việc lẫn giải trí. Báo cáo Norton Report năm 2013 chỉ ra rằng, gần một nửa số người được hỏi đã quên mất - hay thậm chí, bỏ qua - vấn đề bảo mật trên thiết bị máy tính bảng và điện thoại thông minh của họ, cho dù họ hiểu tầm quan trọng của vấn đề đó trong môi trường máy tính của họ.
Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bởi phần mềm và Dữ liệu lớn (Big Data)
Về khía cạnh trung tâm dữ liệu doanh nghiệp, xu hướng Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm (SDDC) là một xu hướng cần theo dõi bởi vì hạ tầng được định nghĩa bằng phần mềm trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Nhiều chuyên gia tin rằng 2014 sẽ là một năm mà giáo dục CNTT sẽ phát triển bởi vì ngày càng có nhiều khách hàng hiểu rõ những lợi ích của mô hình phần mềm định nghĩa mọi thứ (software-defined anything) - từ lưu trữ, mạng tới điện toán - và họ sẽ vượt qua mọi trở ngại liên quan tới niềm tin cũng như về vấn đề bảo mật.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Các nhà khoa học phát hiện một mảnh thiên thạch có kích thước chiều dài khoảng 5 m lao xuống Trái đất hôm 2/1, nhưng gần như đã bị đốt cháy trong bầu khí quyển.
Với sức mạnh của công nghệ, bạn có thể ứng dụng vào trong công việc gia đình, từ nấu ăn,trông trẻ, việc lên kế hoạch đi lại hay trang hoàng nhà cửa…
Các nhà địa chất Nga mới tìm thấy một vỉa quặng vàng có nguồn gốc tự nhiên ở độ sâu hơn 1,5 km dưới đáy Thái Bình Dương.
Theo thông tin từ các nhà cung cấp mạng, từ hôm nay (6/1), đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã được khôi phục đầy đủ dung lượng bị thiếu do sự cố tuyến cáp biển AAG.