Phát huy vai trò động lực phát triển kinh tế của địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/6/2014 | 8:54:49 AM

YBĐT - Trong giai đoạn 2011 - 2014, khoa học và công nghệ (KHCN) tỉnh Yên Bái tiếp tục đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho lúa TL6 tại xã Y Can, huyện Trấn Yên.
Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho lúa TL6 tại xã Y Can, huyện Trấn Yên.

Các nhiệm vụ khoa học được triển khai đã bám sát các chương trình, đề án trong chương trình công tác toàn khóa của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và chương trình công tác của UBND tỉnh hàng năm. Nhiều kết quả nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực được áp dụng vào sản xuất, đời sống, được duy trì, nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội rõ rệt.

Với định hướng gắn nghiên cứu với thực tiễn, từ năm 2011 đến nay, Yên Bái đã triển khai trên 160 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh và trung ương trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó: 100 đề tài, dự án (ĐTDA) thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp, 39 ĐTDA thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 8 ĐTDA thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, 13 ĐTDA thuộc lĩnh vực khác. Với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhiều dự án trong lĩnh vực này đã ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống, với cơ chế hỗ trợ phù hợp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo những đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đóng góp quan trọng thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, liên tục và bền vững.

ĐTDA thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống, vật tư, đặc biệt về kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của vùng triển khai ĐTDA. Thông qua thực hiện các ĐTDA đã đưa nhiều công nghệ mới vào sản xuất.

Qua đó, người dân từng bước tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, hàm lượng KHCN trong giá trị sản phẩm, hàng hóa được nâng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, sản lượng hàng hóa, từng bước góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh theo hướng tích cực. Một số ĐTDA tiêu biểu như: Đề tài "Khảo nghiệm giống lúa chịu hạn trên đất ruộng bậc thang không chủ động nước ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái".

Kết quả, đã lựa chọn 3 giống lúa cạn phù hợp với điều kiện của địa phương là: IR74371-54-1-1, CIRAD 11, LB1. Sau khi kết thúc đề tài, các giống lúa này đã được huyện Trạm Tấu bổ sung vào cơ cấu sản xuất và các giống lúa trên vẫn được bà con áp dụng trên những diện tích đất không chủ động nước của xã Hát Lừu. Dự án "ứng dụng quy trình sản xuất chăn nuôi gà an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn đồi tại thành phố Yên Bái" đã xây dựng thành công mô hình sản xuất gà an toàn sinh học trong chăn nuôi thả vườn với quy mô 5.000 con. Qua Dự án đã đánh giá hiệu quả thu được từ chăn nuôi tập trung bằng hình thức bán chăn thả này. Hiện nay, hình thức này đang được người chăn nuôi đón nhận, nhân rộng trên địa bàn các xã: Đại Minh, Đại Đồng, Văn Lãng (Yên Bình), Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) với 15 hộ (trong đó 6 hộ có quy mô từ 1.500 - 2.000 con)...

Khoa học xã hội và nhân văn cùng với hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu, thử nghiệm bước đầu đã cung cấp luận cứ khoa học cho Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh hoạch định các chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số đề tài tiêu biểu như: "Nghiên cứu biên soạn tập bài tập tình huống và kỹ năng hoạt động cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã, tỉnh Yên Bái".

Qua 12 tháng triển khai thực hiện Đề tài, kết quả đã khảo sát, nghiên cứu thu thập tư liệu và biên soạn các bài tập tình huống và kỹ năng cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở đã được áp dụng ngay vào giảng dạy cho 5 lớp trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh với 120 tiết học và 6 lớp cho các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Qua lớp học, các học viên nắm bắt nhanh bài giảng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập, gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở Trường Chính trị tỉnh. Đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách của HĐND tỉnh Yên Bái" qua 24 tháng triển khai thực hiện đã xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách của HĐND. Đề tài là tài liệu phổ biến trong hoạt động của HĐND tỉnh để các đại biểu tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực giám sát về kinh tế, ngân sách của HĐND các cấp....

Từ năm 2011 đến nay, Yên Bái đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) cho các đặc sản của địa phương như mô hình quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế của huyện Văn Yên, Nhãn hiệu chứng nhận Chè Suối Giàng - Yên Bái được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ... Các dự án thuộc Chương trình 68 được triển khai tại Yên Bái phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tạo mối liên kết và hỗ trợ giữa các cơ quan, ban, ngành, giúp các địa phương, doanh nghiệp bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KHCN giai đoạn 2011 - 2014 còn một số tồn tại, đó là: những năm đầu, các ĐTDA còn nhỏ lẻ, chưa được tập trung, các nghiên cứu mang tầm chiến lược, có tính chất đột phá và sản phẩm có sức cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống chưa nhiều, chất lượng kết quả nghiên cứu, chuyển giao thành tựu KHCN nhìn chung chưa cao, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học còn mang tính phong trào, nhiều đơn vị chưa thành lập hội đồng KHCN hoặc có thành lập nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao; năng lực, trình độ sáng tạo của đội ngũ cán bộ KHCN còn thấp, môi trường; điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ, tôn vinh cán bộ KHCN có đóng góp lớn chưa thực sự hấp dẫn, cơ chế quản lý KHCN đối với trình tự, thủ tục tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN còn có những hạn chế nhất định; đầu tư ngân sách và đầu tư của xã hội cho phát triển KHCN cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN, là động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để KHCN tiếp tục là động lực của sự phát triển, đóng góp hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, ngành KHCN tập trung đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức KHCN trên địa bàn tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ KHCN trọng điểm, đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ, phát triển hợp lý, đồng bộ trên các lĩnh vực. Trong đó, tập trung nghiên cứu, ứng dụng KHCN gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao v.v….

Với những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2014, tin rằng trong giai đoạn tiếp theo, hoạt động KHCN Yên Bái sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng Yên Bái giàu đẹp, văn minh.

 Nguyễn Thanh Sơn

Các tin khác
Ngôi sao có kích cỡ tương đương Trái đất, cấu tạo hoàn toàn bằng kim cương.

Đây là ngôi sao lùn trắng lạnh nhất và mờ nhạt nhất từng được phát hiện từ trước tới nay. Ngôi sao được đặt tên là PSR J2222-0137 này lạnh tới mức carbon của nó kết tinh lại, hình thành khối kim cương có kích cỡ tương đương hành tinh của chúng ta trong vũ trụ.

Dự án xây dựng kính viễn vọng lớn nhất thế giới (E-ELT) ở Chile đã chính thức được khởi công sau nhiều năm trì hoãn.

Một ý tưởng về iWatch của nhà thiết kế Martin Hajek

Một loạt tin đồn mới nhất về chiếc đồng hồ thông minh đang rất được trông đợi iWatch của Apple lại tiếp tục xuất hiện. Một nguồn tin giấu tên khẳng định Apple sẽ bắt đầu sản xuất iWatch từ tháng 7 tới với màn hình 2,5 inch, và có khả năng sạc không dây.

2 nhà du hành Alexander Skvortsov và Oleg Artemyev đã bước ra ngoài khoảng không lúc 14h hôm qua (theo giờ GMT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục