Ghép tế bào gốc trị ung thư vú được trao giải sáng tạo Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/5/2015 | 7:25:17 AM

Nhóm y bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Nghệ An nhận giải Sáng tạo khoa học và công nghệ Nghệ An 2014 nhờ Đề tài Ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi tự thân, điều trị ung thư.

Nhóm tác giả Bệnh viện Ung bướu Nghệ An nhận giải đặc biệt.
Nhóm tác giả Bệnh viện Ung bướu Nghệ An nhận giải đặc biệt.

Giải thưởng vừa được trao, nhằm tôn vinh những người làm công tác nghiên cứu, lao động có những sáng tạo khoa học hiệu quả thiết thực trong thực tiễn đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giải nhất được trao cho nhóm tác giả nghiên cứu thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất than quả bàng từ nguyên liệu than cám 3C thay thế than kíp lê 4B trong quy trình sản xuất gạch ngói. Giải đặc biệt dành cho công trình ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi tự thân, điều trị ung thư của nhóm y bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Nghệ An gồm tiến sĩ (TS) Nguyễn Quang Trung, TS Nguyễn Trung Chính và các cộng sự.

Theo chia sẻ của nhóm tác giả Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị triệt để căn nguyên của căn bệnh ung thư là hướng đi mới trong y học trên thế giới và Việt Nam.

Phương pháp điều trị này không gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình huy động tế bào gốc, mà sử dụng các thuốc kích bạch cầu để huy động tế bào gốc từ các tủy xương. Việc điều trị được sử dụng ngay chính tế bào gốc của người bệnh. Kỹ thuật này mang lại niềm hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân ung thư.

vo-chong-ba-lieu-6281-14235330-6396-8194

Sau khi được thực hiện ca ghép, hiện sức khỏe của chị Liễu rất tốt.

Ngày 31/12/2013 sau ba tháng chuẩn bị, lần đầu tiên êkip Bệnh viện Ung bướu Nghệ An thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho nữ bệnh nhân được xác định mắc u Lympho ác tính không Hodykin. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay và khả năng hồi phục của bệnh nhân là 100%. Sau hai tuần, bệnh nhân đã xuất viện tình trạng sức khỏe tốt.

Tháng 9/2014 đánh dấu bước ngoặc mới của bệnh viện này khi tiếp tục thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị ung thư vú đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân Đinh Thị Liễu (53 tuổi, trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An).

TS.Nguyễn Trung Chính, Cố vấn cao cấp Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho biết, có khoảng trên 20 bệnh nhân đã đăng ký thực hiện các ca ghép sắp tới.

                                                       (Theo VnExpress)

Các tin khác
Ngồi làm việc nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và niêm mạc tử cung.

Khảo sát của các nhà khoa học Thụy Điển vừa được báo cáo tại hội nghị của Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ ở TP Philadelphia nêu khả năng phụ nữ ngồi lâu trong công việc và lúc nghỉ ngơi làm tăng nguy cơ ung thư vú và niêm mạc tử cung.

Việt Nam đã trở thành 1 trong 39 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA). Điều này đồng nghĩa với việc quy trình quản lý vaccine của Việt Nam đã sánh ngang các nước phát triển trên thế giới và được quốc tế công nhận.

Hai nhà máy điện mặt trời trên mặt nước đầu tiên đã chính thức khai trương tại tỉnh Hyogo, miền Trung Nhật Bản.

Đó là nội dung văn bản Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa gửi các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam và các bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục