Ứng dụng thành công kỹ thuật cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tuyến tiền liệt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/5/2015 | 8:10:43 AM

Sáng 14/5, hai bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt được điều trị thành công bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ đã khỏe mạnh xuất viện. Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công phương pháp này.

Cấy hạt phóng xạ I-125 vào tuyến tiền liệt
Cấy hạt phóng xạ I-125 vào tuyến tiền liệt

Theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hai bệnh nhân này có độ tuổi 63 và 80, đều ở Hà Nội.

Cấy hạt phóng xạ (xạ trị chiếu trong) là đưa các hạt phóng xạ I-125 vào trong tổ chức khối u, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ mà không hoặc ảnh hưởng rất ít tới mô lành xung quanh.

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là tạo ra liều hấp thụ bức xạ cao tại khối u, trong khi cơ quan và tế bào lành chỉ phải chịu liều bức xạ rất thấp. Các hạt phóng xạ có thời gian bán rã không quá ngắn và không quá dài (chẳng hạn với I-125 là 60 ngày) nên có thể để lại các hạt phóng xạ trong lòng tuyến tiền liệt mà không cần lấy ra sau khi cấy hạt phóng xạ vào. Với thời gian chiếu xạ tại mô bệnh kéo dài khoảng 6 tháng là vừa đủ cho việc điều trị.

Thay vì phải điều trị từ 6-8 tuần như các phương pháp xạ trị chiếu ngoài, thì những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt chỉ cần điều trị 1 lần, và sinh hoạt bình thường sau 1-2 ngày nghỉ ngơi.

Giáo sư, tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu cho biết, với những bệnh nhân phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm và khu trú, thì cấy hạt phóng xạ là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tăng thời gian sống thêm, tăng chất lượng cuộc sống. Kỹ thuật này đã được ứng dụng thường quy tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, châu Á mang lại hiệu quả điều trị cao. Tỷ lệ sống thêm không mắc bệnh đạt 97%.
 
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Hàng năm ước tính có khoảng 1.275 ca mới mắc, nhưng có tới 872 ca tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 3,4/100.000 dân.
Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khá cao, điều trị còn nhiều khó khăn song cho đến nay chưa có cơ sở y tế nào triển khai áp dụng kỹ thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ. Đây là một kỹ thuật hiện đại trong điều trị ung thư nhưng để triển khai được kỹ thuật rất phức tạp này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên khoa sâu như, chuyên khoa: ung bướu, y học hạt nhân, chẩn đoán hình ảnh, thận – tiết niệu, ngoại tiết niệu, gây mê hồi sức… ; phải có thiết bị cấy hạt phóng xạ, hệ thống máy siêu âm mô phỏng với phần mềm lập kế hoạch xạ trị chuyên dụng…

Bệnh viện Bạch Mai là nơi đầu tiên ở Việt Nam triển khai thành công kỹ thuật này.

                                                                               (Theo HNMO)

Các tin khác
Nhóm tác giả Bệnh viện Ung bướu Nghệ An nhận giải đặc biệt.

Nhóm y bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Nghệ An nhận giải Sáng tạo khoa học và công nghệ Nghệ An 2014 nhờ Đề tài Ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi tự thân, điều trị ung thư.

Ngồi làm việc nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và niêm mạc tử cung.

Khảo sát của các nhà khoa học Thụy Điển vừa được báo cáo tại hội nghị của Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ ở TP Philadelphia nêu khả năng phụ nữ ngồi lâu trong công việc và lúc nghỉ ngơi làm tăng nguy cơ ung thư vú và niêm mạc tử cung.

Việt Nam đã trở thành 1 trong 39 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA). Điều này đồng nghĩa với việc quy trình quản lý vaccine của Việt Nam đã sánh ngang các nước phát triển trên thế giới và được quốc tế công nhận.

Hai nhà máy điện mặt trời trên mặt nước đầu tiên đã chính thức khai trương tại tỉnh Hyogo, miền Trung Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục