Việt Nam chế tạo thành công máy phát tia Plasma lạnh cho y tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2016 | 8:00:48 AM

Tối 13-7, Công ty cổ phần công nghệ Plasma Việt Nam đã tổ chức ra mắt thiết bị Plasma MED - máy phát tia Plasma lạnh dùng trong lĩnh vực y tế và thẩm mỹ được nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại Việt Nam.

Đây cũng là thiết bị được Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế trong cả nước. Đáng chú ý, với việc nghiên cứu và sản xuất thành công máy phát tia Plasma lạnh, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ Plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

Máy phát tia Plasma lạnh được nghiên cứu và phát triển bởi tiến sĩ (TS) Đỗ Hoàng Tùng và TS Nguyễn Thế Anh (Viện Vật lý - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. TS Đỗ Hoàng Tùng cho biết, máy phát tia Plasma lạnh dựa trên nguyên lý Plasma hồ quang trượt, là công cụ điều trị mới trong chữa liền vết thương, da liễu, làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, có tác dụng diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc. Đồng thời kích thích và tăng tốc làm lành vết thương như: tái tạo mô, tăng sinh tế bào, hình thành mạch. Đặc biệt, máy Plasma MED đã được thử nghiệm vi sinh đánh giá khả năng diệt khuẩn tại Khoa Y dược - Đại học Quốc gia; thử nghiệm lâm sàng tại Viện Bỏng quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện ĐH Y dược  thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, Plasma lạnh an toàn và hiệu quả trong điều trị vết thương.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Bà Gavriella Schuster, Phó Chủ tịch Microsoft tại hội nghị đối tác toàn cầu (WPC) 2016.

Trong ngày thứ 2 của hội nghị Đối tác toàn cầu của Microsoft đang diễn ra tại Toronto, Canada, Microsoft đã chia sẻ về những phát minh mới mà các đối tác của tập đoàn có thể tận dụng ngay.

Lễ khai mạc Telefilm 2016.

Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình - Telefilm 2016, do Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì tổ chức khai mạc sáng 13/7 tại Hà Nội.

Ảnh minh họa.

Hôm nay (12/7), tuyến cáp quang biển Liên Á kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế bắt đầu được sửa chữa, sau khi bị đứt hôm 27/6.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa cho biết, mọi người dân khi nhận được tin nhắn rác đều có thể chuyển tiếp tin nhắn tới đầu số 456 để Bộ này xử lý. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang nghiên cứu biện pháp thắt chặt việc bán và kích hoạt sẵn SIM di động tràn lan hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục