Phát hiện quần thể Voọc mông trắng lớn thứ hai trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2016 | 2:07:17 PM

Sáng 23-8, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) phát đi thông báo đã tìm thấy Quần thể Voọc mông trắng lớn thứ hai trên thế giới đang cực kỳ nguy cấp tại một khu rừng ở miền Bắc Việt Nam.

Quần thể Voọc mông trắng lớn thứ 2 được tìm thấy. Ảnh do FFI Việt Nam cung cấp.
Quần thể Voọc mông trắng lớn thứ 2 được tìm thấy. Ảnh do FFI Việt Nam cung cấp.

Phát hiện này mang lại hy vọng sống sót cho loài linh trưởng này nhưng các nhà khoa học khuyến cáo cần phải hành động khẩn cấp.

Các cán bộ khoa học của Tổ chức FFI đã tiến hành điều tra thực địa nhằm xác minh sự tồn tại của loài Voọc này. Ông Trịnh Đình Hoàng cố vấn kỹ thuật về Đa dạng sinh học của FFI Việt Nam cho biết: “Cuộc điều tra của chúng tôi đã ghi nhận một quần thể Voọc có số lượng đáng kể. Có 7 đàn với tổng số 40 cá thể”.

Voọc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam. Do những hoạt động của con người như săn bắn, khai thác gỗ, khai thác đá, đốt than nên loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng với số lượng còn lại dưới 250 cá thể.

Ông Trịnh Đình Hoàng cho biết thêm: “Kết quả điều tra là một tin tốt đối với và loài voọc này và cho Việt Nam. Chúng tôi đã ghi nhận các đàn có con non và con nhỏ. Điều này có nghĩa là các đàn vẫn đang có khả năng sinh sản, và nếu được bảo vệ tốt, quần thể voọc có thể được phục hồi và phát triển”.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Benjamin Rawson, Giám đốc FFI Việt Nam khuyến cáo rằng cần phải có những hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn những hoạt động tiêu cực như săn bắn và khai thác đá, để bảo vệ loài linh trưởng quý giá này và sinh cảnh của chúng.

“Chúng tôi đã thông báo tới các cơ quan hữu quan ở Việt Nam về kết quả điều tra và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cán bộ và cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo rằng Voọc mông trắng không trở thành loài linh trưởng bị tuyệt chủng trong thế kỷ này”, Tiến sỹ Benjamin Rawson cho biết.

Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ phân bố tự nhiên ở Việt Nam, được Jean Théodore Delacour phát hiện năm 1903 và được Wilfred Hudson Osgood mô tả năm 1932. Đầu những năm 1990, một đợt điều tra rộng đã ghi nhận 19 quần thể với tổng số 50-57 đàn, có từ 281 đến 317 cá thể trong phạm vi khoảng 5.000 km² ở miền Bắc Việt Nam.

Các cuộc điều tra gần đây chỉ ra rằng loài này đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng quần thể và cá thế. Trong hơn một thập kỷ qua, 8 đến 9 tiểu quần thể đã bị diệt vong.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Bộ ảnh được giới thiệu trong Google Doodle Ngày Trái đất năm nay.

Google Doodle năm nay nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh cho các thế hệ mai sau.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục