Thế giới kêu gọi loại bỏ khí nhà kính có hại
- Cập nhật: Thứ bảy, 15/10/2016 | 5:18:05 PM
Đại diện cấp cao của gần 200 quốc gia trên thế giới đã đạt được một thỏa thuận để cắt giảm khí hydro-fluoro-carbon (HFCs).
HFCs là loại khí được đưa ra vào những năm 90 để bảo vệ tầng Ozone nhưng lại trở thành "một thảm họa" đối với sự nóng lên toàn cầu. Thỏa thuận nhằm cắt giảm khí HFCs là nỗ lực mới nhất của các quốc gia trên thế giới để chống biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận sẽ ngừng việc sử dụng khí HFCs vào năm 2019, đầu tiên là ở Mỹ - nước phát thải lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Hơn 100 quốc gia đang phát triển khác, trong đó có Trung Quốc, sẽ hành động vào năm 2024. Các nước khác như Ấn Độ, Pakistan và một số nước Trung Đông sẽ thúc đẩy và đảm bảo quá trình cắt giảm sẽ bắt đầu vào năm 2028.
Ngăn chặn việc sử dụng khí HFCs đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực đáp ứng mục tiêu kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã được thỏa thuận trong hiệp định lịch sử ở thủ đô Paris của Pháp năm 2015.
(Theo VTV)
Các tin khác
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống năm 2014.
Một căn bệnh rối loạn gen hiếm gặp khiến người bệnh bị sưng phù nếu có phản ứng dị ứng đang khiến các nhà khoa học đau đầu vì chưa tìm ra lời giải thích, theo Daily Mail.
ybđt - Ngày 14 tháng 10 hàng năm được lựa chọn là ngày Tiêu chuẩn Thế giới (TCTG). Đây là ngày hội truyền thống của những người làm công tác tiêu chuẩn trên toàn cầu. Mỗi năm, 3 tổ chức tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới là ISO, IEC, ITU đều thống nhất đưa ra một thông điệp với những chủ đề khác nhau cho ngày TCTG.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Saltillo (ITS) đã phát triển thành công một tế bào đá gốm sinh học (bioceramics) với mật độ điôxít silic (Silica) thấp để tái tạo hoặc thay thế các mô xương.