Ở Việt Nam cũng có thể quan sát siêu Mặt Trăng vào ngày 14/11
- Cập nhật: Thứ sáu, 4/11/2016 | 2:20:26 PM
Theo tờ The Independent (Anh), tới ngày 14/11, Mặt Trăng sẽ gần trái đất nhất kể từ năm 1948 và tới năm 2034 mới lặp lại.
Hình ảnh siêu Mặt Trăng chụp tại Mir, Belarus vào năm 2015.
|
Đây là cơ hội giúp người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng được gọi là “siêu Mặt Trăng” này. Ở thời điểm cực điểm, Mặt Trăng có kích thước to hơn 14% và sáng hơn so với thông thường.
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ cho hay, tại Việt Nam cũng có thể quan sát được hiện tượng này và trong điều kiện thời tiết tốt thì Mặt Trăng sẽ đẹp và to hơn. Song, hiện tượng này không phải là vấn đề quá đặc biệt.
Giải thích về hiện tượng siêu Mặt Trăng sẽ đồng nghĩa với việc xuất hiện sóng thần, anh Sơn cho biết trên lý thuyết thì thủy triều có thể dâng lên, nhưng không tạo thành sóng thần được.
Còn anh Vũ Thế Hoàng, Chủ tịch Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội thì cho biết, khi Mặt Trăng xảy ra cực điểm thì ở châu Á không xem được (rơi vào khoảng 8 giờ 52 phút, khi đó Mặt Trời đã lên). Tuy nhiên, người yêu thiên văn có thể quan sát vào đêm 14, 15, 16.
Để quan sát các hiện tượng thiên văn vào ban đêm, người xem cần chú ý tới yếu tố thời tiết, ánh sáng và an toàn tại điểm quan sát...
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố sau hai thập kỷ nghiên cứu và phát triển, các chuyên gia của cơ quan này đã hoàn tất công đoạn cuối cùng để cho ra đời kính viễn vọng James Webb - kính viễn vọng không gian lớn nhất thế giới hiện nay.
Công nghệ này có thể đóng góp hướng giải quyết cho nhiều vấn đề xã hội quan trọng, bao gồm quản lý tiêm chủng, cung ứng thực phẩm và quản lý giấy khai sinh chính xác bằng cách xác minh đúng danh tính của trẻ sơ sinh thông qua dấu vân tay.
Theo nghiên cứu mới của nhà khoa học Michael Diamond thuộc Đại học Y Washington ở St. Louis, đăng tải trên tạp chí Nature ngày 31/10, virus Zika, gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, có khả năng làm teo tinh hoàn của chuột đực thí nghiệm, làm giảm mạnh số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản.
Trung tâm quản lý các chuyến bay vũ trụ (MCC) thông báo ngày 30/10, ba phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn sau khi hoàn tất 40 thí nghiệm khoa học kéo dài 115 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).