Chế tạo thành công vắcxin phòng bệnh amip sau 20 năm nghiên cứu

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/5/2017 | 2:44:04 PM

Sau 20 năm nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học tự trị Aguascalientes Mexico (UAA) đã điều chế thành công một loại vắcxin tái tổ hợp có khả năng tăng cường hệ miễn dịch đối với đơn bào Entomoeba histolytica, tác nhân gây bệnh do amip.

Đơn bào Entamoeba histolytica.
Đơn bào Entamoeba histolytica.

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, giáo sư Javier Ventura Juárez, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu trên, cho biết mặc dù amip chưa được coi là một bệnh nguy hiểm, nhưng nó ảnh hưởng tới 40% dân số thế giới, đặc biệt là người nghèo. Để ngăn chặn căn bệnh này cần một loạt các cơ chế bảo vệ như sử dụng nước sạch và chế độ dinh dưỡng tốt.

Mặc dù cơ thể con người được bảo vệ bởi hệ miễn dịch chống lại ký sinh trùng, nhưng đơn bào Entomoeba histolytica vẫn rất dễ thâm nhập. Entomoeba histolytica gây các bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. Nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Theo giáo sư Ventura Juárez, loại vắcxin mới nói trên đã cho các kết quả tốt sau các thử nghiệm tiền lâm sàng và có khả năng tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh khác.

Vắcxin mới sẽ được tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ an toàn sinh học, sau đó xin chứng chỉ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và bước tiếp theo là ứng dụng trên cơ thể người.

Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ nhiễm trùng ở những cơ quan khác nhau (gan, não...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.

Khoảng 90% các trường hợp nhiễm amip đều không có triệu chứng rõ rệt.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Bộ ảnh được giới thiệu trong Google Doodle Ngày Trái đất năm nay.

Google Doodle năm nay nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh cho các thế hệ mai sau.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục