Phát hiện mới về virus MERS-CoV khiến nhiều người lo lắng

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/11/2017 | 4:07:54 PM

Virus Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua đường ruột chứ không chỉ qua đường hô hấp như thông tin từ trước đến nay. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới công bố ngày 15/11.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong công trình đăng tải trên tạp chí Science Advances của Mỹ, nhóm nghiên cứu của Yuen Kwok-yung, nhà vi sinh vật học của Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã nghiên cứu cách virus MERS-CoV lây nhiễm tại các tế bào ruột ở người và mô hình chuột. Họ phát hiện ra tế bào biểu mô ruột ở người rất dễ bị nhiễm virus MERS-CoV và thậm chí còn tạo điều kiện để virus này nhân rộng. Họ đã xác minh phát hiện này trong các cơ quan tế bào đường ruột và cũng tìm thấy bằng chứng nhiễm MERS-CoV qua đường tiêu hóa ở chuột thí nghiệm được cấy thụ thể nhận MERS-CoV ở người.

Chủ nhiệm công trình, chuyên gia Yuen Kwok-yung, cho biết MERS-CoV vẫn tiềm ẩn các nguy cơ vì các biểu hiện chủ yếu của bệnh tương tự như bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và lâu nay con người vẫn cho rằng tiếp xúc hô hấp là con đường lây nhiễm duy nhất. Nghiên cứu mới cho rằng đường ruột của con người cũng có thể là một đường lây nhiễm MERS-CoV.

Hội chứng MERS-CoV do chủng virus corona gây ra và lần đầu tiên được xác định là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vào năm 2012. Kể từ đó, Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm bệnh, bao gồm 710 ca tử vong. Đây được xác định là bệnh lây nhiễm từ người sang người song vẫn có một số ca nhiễm bệnh xảy ra ở những bệnh nhân không tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm khác.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Các nhà khoa học được nhận giải thưởng.

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Lễ trao giải thưởng quốc tế thường niên Kyoto 2017 của Quỹ Inamori vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kyoto, thành phố Kyoto, với sự tham dự của gần 1.300 khách mời, đại biểu Nhật Bản và quốc tế.

Một cháu bé 3 tuổi mắc bệnh tả trong đợt dịch ở Peru năm 1991.

Nghiên cứu mới đây cho thấy những trận dịch tả lớn đều do các vi khuẩn có nguồn gốc từ châu Á, mở ra hi vọng kiểm soát được căn bệnh này trên toàn cầu.

Bên lề APEC, ông Anthony Tan, Phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Khu vực ASEANTập đoàn Underwriters Laboratories (UL) đã trả lời phỏng vấn xoay quanh các vấn đề liên quan cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, một nhóm nghiên cứu do trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) đứng đầu đã tạo ra các chất nano polymer có thể "làm sáng" các mô nhỏ bị bệnh mà các phương pháp thông thường không phát hiện được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục