Ứng dụng kỹ thuật mới trong ghép phổi từ người cho bị viêm gan C

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/6/2018 | 9:35:12 AM

Thực trạng khan hiếm nội tạng hiến tặng đã thôi thúc các bác sỹ tìm tòi cách thức để sử dụng các tạng nhiễm virus viêm gan C - căn bệnh truyền nhiễm đang ngày một phổ biến ở Mỹ, do hậu quả của cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid.

Lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh được đặt vào dụng cụ vô trùng trong 6 giờ.
Lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh được đặt vào dụng cụ vô trùng trong 6 giờ.

Một số bệnh viện ở Mỹ, đặc biệt là tại Boston, đã tiến hành ghép tạng từ nguồn cho bị nhiễm virus viêm gan C. Sau đó, những bệnh nhân vừa được cấy ghép sẽ phải nhanh chóng dùng thuốc để loại bỏ virus. Tuy nhiên, các bác sỹ Cananda đã sử dụng một kỹ thuật khác để loại bỏ virus viêm gan C ở các ca cấy ghép tạng.

Tại Hội nghị Viêm gan toàn cầu được tổ chức ở thành phố Toronto (Canada), ngày 14/6, các bác sỹ nước chủ nhà đã thông báo kết quả ban đầu từ việc thử nghiệm cấy ghép phổi từ những người cho tạng bị nhiễm virus viêm gan C.

Theo bác sỹ phẫu thuật Marcelo Cypel thuộc Bệnh viện đa khoa Toronto, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 10 bệnh nhân. Trước khi cấy ghép phổi cho các bệnh nhân, các bác sỹ đã đặt những lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh vào một dụng cụ vô trùng trong 6 giờ, sau đó, tiến hành xử lý những lá phổi này bằng thuốc để giảm thiểu lượng virus viêm gan C.

Dù biện pháp này không thể loại trừ hoàn toàn virus viêm gan C ra khỏi những lá phổi của người cho nhiễm bệnh như các bác sỹ mong muốn, song nó đã giúp giảm tới 85% lượng virus viêm gan C.

Sau quá trình cấy ghép, các bệnh nhân được nhận phổi sẽ được điều trị trong 12 tuần bằng một loại thuốc kết hợp sofosbuvir và velpatasvir, được biết đến với tên gọi Epclusa, để điều trị viêm gan C. Trung bình trong ba tuần điều trị, các bệnh nhân này được xét nghiệm âm tính với virus viêm gan C.

Bác sỹ Cypel khẳng định kết quả trên là đáng khích lệ. Theo đó, việc cho phép những người viêm gan C hiến tạng giúp tăng số lượng phổi có thể dùng để cấy ghép lên 1.000 lá phổi/năm, trong khi Canada và Mỹ có thể thực hiện mỗi năm khoảng 2.600 ca cấy ghép phổi.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cát nhân tạo tại Nhật Bản.

Nhìn ra các nước trong khu vực và trên thế giới, có thể thấy nhiều quốc gia từ lâu đã sử dụng rộng rãi cát nhân tạo trong các công trình xây dựng như Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng (đứng thứ ba từ bên trái) cùng Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bưu điện Phạm Anh Tuấn công bố Mã bưu chính quốc gia.

Sáng 15-6, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức công bố Mã bưu chính quốc gia. Mã bưu chính quốc gia cũng đã được quy định tại Quyết định số 2475/QĐ/BTTTT ngày 29-12-2017.

Ngày 13-6-2018 tại Tokyo (Nhật Bản), hãng thông tấn Nikkei đã trao giải thưởng Nikkei Châu Á cho GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc & công nghệ Gen Vinmec.

Cánh tay robot này hoàn toàn khác với những cánh tay robot thông thường bởi nó có thể điều khiển được bằng trí não.

Anh Johnny Matheny, người Mỹ, là người đầu tiên trên thế giới sống với cánh tay robot tiên tiến, được điều khiển bởi trí não con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục