Công bố hai vắcxin được sản xuất thành công tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/9/2018 | 2:20:07 PM

YênBái - Sáng nay (25/9), tại thành phố Nha Trang, Viện Vắcxin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Tổ chức quốc tế về Y tế toàn cầu (PATH) tổ chức hội thảo công bố 2 vắcxin được sản xuất thành công tại Việt Nam là vắcxin phòng cúm mùa và cúm A/H5N1.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là kết quả của dự án "Nâng cao năng lực phát triển vắc xin cúm tại Việt Nam” được triển khai từ năm 2010 đến nay.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực này.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ về các chủ trương, chương trình toàn cầu liên quan đến vắcxin cúm; sự hỗ trợ của quốc tế liên quan đến xây dựng chính sách, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về vắcxin cúm và các báo cáo tóm tắt kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắcxin cúm A/H5N1 giai đoạn 1, 2, 3 do IVAC sản xuất.

Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Văn Bé, Viện trưởng IVAC, cho biết hiện tại IVAC đã thử nghiệm lâm sàng thành công hai vắcxin sản xuất trong nước phòng cúm mùa và cúm A/H5N1.

Cả hai loại vắcxin đều an toàn và có khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh. Hai vắcxin này bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 trên công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi. Từ năm 2017 đến nay, hai vắcxin trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Vắcxin cúm mùa (IVACFLU-S) phòng 3 chủng virus H1N1, H3N2, B. IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ, dùng cho cả người lớn và trẻ em. Vắcxin thứ hai là IVACFLY phòng chống cúm A/H5N1.

Từ năm 2010, PATH đã hợp tác Bộ Y tế Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn sản xuất và sử dụng vắcxin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, đăng ký vắcxin cúm.

IVAC cùng cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học, Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu sản xuất vắcxin từ công nghệ trứng gà có phôi. Ngoài ra PATH cũng đang hỗ trợ Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 phát triển vắcxin A/H5N1 sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào.

Trong khuôn khổ của hội thảo, ngày 26/9, các đại biểu tiếp tục thảo luận về tầm nhìn, định hướng và cách sử dụng, phát triển bền vững vắcxin cúm tại Việt Nam cũng như chia sẻ cụ thể hơn những kinh nghiệm quốc tế về thủ túc đăng ký vắcxin cúm để được lưu hành.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Một trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch được điều trị.

Tiến sỹ Lê Văn Bé, Viện trưởng Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết, Viện đã thực hiện thành công các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cho hai loại vắcxin cúm do Viện sản xuất và hy vọng cả hai vắcxin cúm này sẽ được cấp phép lưu hành trong năm 2019.

Các nhà khoa học từ Đại học Leeds và Viện nghiên cứu ung thư ở London đã phát hiện cơ chế làm tăng hiệu quả của thuốc chữa một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất - khối u ác tính, kết quả nghiên cứu công bố trên cổng MedicalXpress.

280 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật các Tổng công ty, Viễn thông tỉnh thành phố của VNPT đã tham gia đợt đổi mã mạng đêm qua.

0h00 ngày 18/9, VNPT tiếp tục thực hiện chuyển đổi 2,3 triệu thuê bao VinaPhone đầu số 0127 về đầu số 081. Hiện các thuê bao đầu số 0127 đã có thể nhắn tin, gọi điện liên mạng, nội mạng hoặc đăng ký sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng, song song với đầu số mới 081.

Bệnh nhân ung thư được đưa vào máy kiểm tra di căn ung thư xương.

Vừa qua, trong khuôn khổ Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam lần thứ 13 (PHARMEDI 2018), Công ty CP Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (JVI) phối hợp Công ty Cổ phần ADPEX và một số tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Tọa đàm "Các biện pháp phòng chống Ung thư và bệnh tim mạch – Thành tựu trong y tế dự phòng Nhật Bản,” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục