Từ 48 hồ sơ đề cử, các Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ NAFOSTED đã lựa chọn được 8 hồ sơ để vinh danh giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020.
|
Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu trong năm 2019.
|
Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Giải thưởng được trao cho tác giả của các công trình khoa học xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam và công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập, phát triển.
Theo thông tin từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Quỹ đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 và nhận được 48 hồ sơ đề cử/ứng cử cho Giải thưởng. Các hồ sơ tham gia Giải thưởng năm nay thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Quỹ đã rà soát điều kiện hành chính, tổ chức để các Hội đồng khoa học ngành đánh giá hồ sơ. Từ kết quả đánh giá của các Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ đã có 8 hồ sơ được đề cử lên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020, trong đó có 5 đề cử Giải thưởng chính thuộc 4 ngành khác nhau (Toán học; Vật lý; Hóa học; Khoa học Y dược) và 3 đề cử Giải thưởng trẻ thuộc ngành Vật lý, Toán học và Khoa học nông nghiệp.
Trong đó, 5 đề cử giải thưởng chính gồm các cá nhân: Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Tiến Sơn (Trường đại học Đà Lạt) - lĩnh vực Toán học; Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quang Hưng (Trường đại học Duy Tân) - lĩnh vực Vật lý; Tiến sỹ Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) - lĩnh vực Hóa học; Phó Giáo sư - Tiến sỹ Vương Thị Ngọc Lan (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh) - lĩnh vực Khoa học Y Dược; Tiến sỹ Nguyễn Thạch Tùng (Trường đại học Dược Hà Nội) - lĩnh vực Khoa học Y Dược.
3 đề cử của Giải thưởng trẻ gồm Tiến sỹ Võ Hoàng Hưng (Trường đại học Sài Gòn) - lĩnh vực Toán học; Tiến sỹ Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường đại học Tôn Đức Thắng) - lĩnh vực Vật lý; Tiến sỹ Hoàng Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) - lĩnh vực Khoa học nông nghiệp.
Theo Ban tổ chức, Hội đồng Giải thưởng sẽ làm việc, xem xét và đề xuất nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 vào cuối tháng 4/2020. Lễ trao tặng Giải thưởng dự kiến sẽ tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).
Tính đến hết năm 2019, qua 6 đợt xét thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 17 nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực trong lĩnh vực Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học nông nghiệp, Khoa học y dược, Cơ học kỹ thuật với 14 Giải thưởng chính và 3 Giải thưởng trẻ.
(Theo Vietnam+)
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 theo tiêu chuẩn của WHO.
Thuốc điều trị căn bệnh COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng trên người có tên gọi là Remdesivir.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển một loại kháng sinh mới cực mạnh có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc.
Sáng 24.2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức cuộc họp công bố thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.