Một loài cá voi 4 chân sống cách đây khoảng 43 triệu năm đã được phát hiện ở Ai Cập và đã được đặt tên là Phiomicetus anubis.
|
Ảnh minh họa.
|
Một loài cá voi 4 chân sống cách đây khoảng 43 triệu năm đã được các nhà khoa học ở Ai Cập phát hiện. Loài này được đặt tên là Phiomicetus anubis. Đây cũng được coi là loài cá voi lâu đời nhất được phát hiện ở châu Phi.
Hóa thạch của Phiomicetus anubis được tìm thấy ở sa mạc phía Tây ở Ai Cập. Con cá voi nặng ước tính khoảng 600 kg và dài 3 mét.
Theo nghiên cứu, loài cá voi mới được phát hiện này có thể di chuyển trên cạn cũng như bơi dưới nước, đồng thời có cơ hàm rất khỏe để săn mồi.
Loài này được đặt theo tên của vị thần Ai Cập cổ đại Anubis gắn liền với việc ướp xác và thế giới bên kia, nơi mà từ đó các hóa thạch của nó được bắt đầu.
Theo Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmin Fouad, đây là hóa thạch lâu đời nhất được phát hiện tại châu Phi. Khám phá này được thực hiện với sự hợp tác của nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học Thung lũng Cá voi, Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học và Đại học Mansoura, trong đó công tác kiểm tra hóa thạch do các chuyên gia của Đại học Mansoura đảm trách.
Abdullah Gohar, tác giả chính nghiên cứu cho biết: "Phiomicetus anubis là một loài cá voi mới và là một phát hiện quan trọng đối với cổ sinh vật học Ai Cập cũng như châu Phi. Tôi nghĩ nó là thần chết đối với hầu hết các loài động vật sống cùng thời".
Loài mới này khác với những loài khác ở chỗ nó có một hố thái dương dài ra, một chỗ lõm nông ở bên cạnh hộp sọ. Bộ xương một phần của nó tiết lộ đây là loài cá voi protocetid nguyên thủy nhất được biết đến từ châu Phi.
Nhóm các nhà nghiên cứu do Ai Cập dẫn đầu cho biết, con cá voi mới phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng rơi vào giai đoạn chuyển tiếp từ đất liền sang biển.
Các đặc điểm độc đáo của hộp sọ và xương hàm gợi ý khả năng xử lý cơ học ở miệng hiệu quả hơn, cho phép chúng có một phong cách ăn uống mạnh mẽ.
Đây cũng là phát hiện quan trọng mới nhất của Khoa cổ sinh vật học thuộc Đại học Mansoura, sau phát hiện mang tính đột phá hồi năm 2018 về loài khủng long Mansourasaurus sinh sống cách đây 80 triệu năm tại Ốc đảo Dakhala.
(Theo giaoducthoidai)
Từ năm 2020, Hợp tác xã (HTX) Nông sản hữu cơ Phúc Sơn ở xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gạo hữu cơ với diện tích tập trung 1,5 ha, giúp người sản xuất thay đổi tập quán canh tác theo hướng “sạch”, không phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chất kích thích.
Mới đây, trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các hiện vật nông cụ bổ sung bộ sưu tập nông cụ phục vụ trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái, cán bộ chuyên môn của Bảo tàng đã tình cờ phát hiện một di tích văn hóa thời Hậu kỳ Đá cũ (tiền văn hóa Hòa Bình) tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái.
Các nhà nghiên cứu phối hợp cùng một số tổ chức ở Trung Quốc và Canada đã xác định được một hóa thạch trứng rùa từ kỷ Phấn trắng.
Hòn đảo rộng một kilomet là kết quả của vụ phun trào núi lửa ngầm dưới biển và có thể tiếp tục phát triển trong tương lai.