2 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, vẫn chưa thể khắc phục

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/2/2022 | 2:16:59 PM

Thời gian hoàn thành khắc phục sự cố hai tuyến cáp quang biển APG và AAG lần lượt bị lùi sang ngày 22/2 và 12/3.

Các điểm kết nối của tuyến cáp quang APG.
Các điểm kết nối của tuyến cáp quang APG.

Trong thông tin mới được chia sẻ với Zing, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cho biết kế hoạch khắc phục sự cố trên nhánh kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) của cáp Asia Pacific Gateway (APG) tiếp tục bị trì hoãn. Cụ thể, thay vì được sửa chữa từ ngày 2/2 đến ngày 6/2 như kế hoạch, lỗi cáp các hướng kết nối đi HongKong dự kiến được sửa trong thời gian từ ngày 17/2 đến 22/2.

Trong năm 2021, APG đã 4 lần gặp sự cố, trong đó lần gần nhất xảy ra vào tháng 12/2021. Cụ thể, ở lần gặp sự cố thứ tư trong năm ngoái, lần lượt vào các ngày 5/12 và 13/12, cáp APG gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc). Vào ngày 14/1/2022, sự cố trên nhánh S1.5 của cáp APG kết nối đi Nhật đã được sửa xong.

Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Tuyến cáp quang có chiều dài khoảng 10.400 km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.

Tuyến cáp có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp biển APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng như VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Bên cạnh tuyến cáp biển APG, hiện tại còn có 1 tuyến cáp quang biển khác là Asia America Gateway (AAG) cũng đang gặp sự cố. Đây là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009.

Lần gần nhất cáp AAG gặp sự cố là vào tối 22/10/2021. Sự cố gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. Khi đó, đơn vị quản lý tuyến cáp dự kiến lỗi sẽ được khắc phục xong vào giữa tháng 12/2021.

Tuy nhiên, sau đó các ISP tại Việt Nam đã liên tục nhận được thông báo lùi thời gian sửa chữa. Đến 15h ngày 29/12/2021, lỗi trên nhánh cáp kết nối hướng Singapore của tuyến AAG đã được khắc phục xong. Trong khi đó, sự cố xảy ra trên nhánh cáp S1I hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) với 3 điểm lỗi hiện vẫn chưa được sửa.

Theo lịch mới nhất, thời gian sửa chữa các lỗi trên nhánh S1I của tuyến cáp quang biển AAG sẽ kéo dài từ ngày 25/2 đến 12/3/2022.

(Theo Zing)

Các tin khác
Robot phòng dịch dựa trên nền tảng AI, có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà.

Viện Nghiên cứu máy móc và vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã phát triển được một robot phòng dịch dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà, như nhà hàng, quán cà phê.

Ông Michel Roccati có thể đi bộ trở lại nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống.

Năm 2017, Michel Roccati (người Italy) gặp một tai nạn nghiêm trọng khi đang lái mô tô khiến phần thân dưới của ông bị liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 2020, ông đã đi bộ được trở lại nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống mang tính đột phá.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một hệ thống robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để chăm sóc phôi thai trong tử cung nhân tạo với hiệu quả mà con người không thể đạt được.

Dấu chân chim mới được phát hiện. (Nguồn: diariomarca.com.mx)

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Mexico và tìm thấy số lượng dấu chân chim đa dạng nhất từ trước tới nay tại một khu vực nằm gần bờ biển cổ của Coahuila.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục