Các nhà khoa học Bỉ giải mã thành công bệnh Parkinson

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2022 | 7:32:45 AM

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công giáo Louvain của Bỉ mới đây đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa một loại enzyme trong quá trình chuyển hóa đường và một loại tổn thương tế bào mới xảy ra trong một số trường hợp bệnh Parkinson.

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Guido Bommer tại Viện de Duve thuộc Đại học Công giáo Louvain đứng đầu. Các nhà nghiên cứu cho biết, enzyme PARK7 có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình chuyển hóa đường thông qua quá trình phân hủy glucose trong cơ thể sống dưới tác dụng của enzyme. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng, việc vô hiệu hóa enzyme này gây ra sự tích tụ thiệt hại trong các tế bào của con người. Do đó, một số trường hợp mắc bệnh Parkinson có thể là do sự bất hoạt di truyền của enzym PARK7.

Cho đến nay, mặc dù đã có hàng nghìn bài báo khoa học về chủ đề này, nhưng chức năng của PARK7 vẫn chưa được biết đến. Nhờ sự hiểu biết tốt hơn về các cơ chế đằng sau bệnh Parkinson, các phương pháp điều trị mới chắc chắn sẽ được phát triển trong tương lai nhằm vào nguồn gốc của căn bệnh này, thay vì tập trung vào các triệu chứng của bệnh.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí uy tín PNAS thuộc Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ và được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao.

Giống như bệnh Alzheimer, Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh do một số tế bào não bị chết. Cho đến ngày nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh tương đối phổ biến này.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hệ thống vệ tinh Starlink của SpaceX trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh: SpaceX.

Tốc độ và cường độ dữ dội của cơn bão Mặt trời đã làm tăng tỉ trọng khí quyển ở độ cao quỹ đạo Trái đất tầm thấp, tạo ra lực ma sát mạnh khiến các vệ tinh bị đốt cháy.

Các điểm kết nối của tuyến cáp quang APG.

Thời gian hoàn thành khắc phục sự cố hai tuyến cáp quang biển APG và AAG lần lượt bị lùi sang ngày 22/2 và 12/3.

Robot phòng dịch dựa trên nền tảng AI, có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà.

Viện Nghiên cứu máy móc và vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã phát triển được một robot phòng dịch dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà, như nhà hàng, quán cà phê.

Ông Michel Roccati có thể đi bộ trở lại nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống.

Năm 2017, Michel Roccati (người Italy) gặp một tai nạn nghiêm trọng khi đang lái mô tô khiến phần thân dưới của ông bị liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 2020, ông đã đi bộ được trở lại nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống mang tính đột phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục