Vi khuẩn lớn nhất thế giới khiến các nhà khoa học kinh ngạc vì "quá phức tạp"

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/2/2022 | 7:42:05 AM

Loài vi khuẩn này có kích thước khổng lồ đến mức, bạn không cần kính hiển vi cũng có thể nhìn thấy chúng, thậm chí chúng còn lớn hơn cả ruồi giấm.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một loài vi khuẩn cực lớn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà không cần tới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Loài sinh vật đơn bào này có thể dài tới 2cm với hình dáng giống sợi dây mảnh, mang tất cả DNA của nó bên trong một túi màng trong khi các loài vi khuẩn khác có vật chất di truyền trôi nổi trong tế bào của chúng.

Ngoài chiếc túi màng trên, sinh vật này còn có một chiếc túi thứ 2 chứa đầy nước, chiếm hơn 70% tổng thể tích của tế bào. Một loại vi khuẩn ăn lưu huỳnh lớn trong chi Thiomargarita cũng có loại túi tương tự nên các nhà khoa học cho rằng loài mới được phát hiện nằm ở cùng một chi với loài này. Do kích thước đáng ngạc nhiên của nó, loài vi khuẩn mới phát hiện được đề xuất cái tên T.magnificia.

Kazuhiro Takemoto, một nhà sinh vật học tại Viện Công nghệ Kyushu cho rằng "vi khuẩn khổng lồ có thể là một mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa của các tế bào phức tạp".

(Theo VTV)

Các tin khác
Mảnh thiên thạch đắt gấp 120 lần vàng - Ảnh: Christie's

Một mảnh 1,7 g là phần vụn của cụm thiên thạch "báu vật" Winchcombe rơi xuống nước Anh đầu năm 2021 vừa được bán với giá 9.256 bảng Anh, đắt gấp 120 lần giá trị của một mảnh vàng cùng khối lượng.

Phiến đá chứa hóa thạch - Ảnh: Gregory Funston

Một sinh viên ở Scotland đã đi dạo dọc bờ biển Đảo Skye khi thủy triều xuống và hy vọng nhặt được một chiếc xương khủng long nào đó. Anh đã "đụng độ" quái vật bay chưa từng biết, lớn nhất kỷ Jura.

Hai bức tượng được các nhà khảo cổ học phát hiện ở sa mạc đông nam Jordan. (Ảnh: Reuters)

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một di tích thời kỳ đồ đá có niên đại từ 7.000 năm trước Công nguyên trong một sa mạc hẻo lánh ở Jordan. Từ các di tích cho thấy con người đã quây tròn và săn bắn linh dương sớm hơn nhiều so với người ta nghĩ trước đây.

Hình ảnh vụ phun trào được NASA ghi lại vào hôm 15/2.

Trong vài tuần qua, Mặt trời đã liên tiếp phun trào khối lượng lớn pháo sáng trên bề mặt (CME). Hình ảnh này đã được tàu vũ trụ STEREO-A của NASA ghi lại vào ngày 15/2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục