Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 1/7 đã công bố một báo cáo quan trọng về tình trạng hiện nay của các đại dương trên thế giới.
|
Các loài cá tại vùng biển ngoài khơi Mayotte, Pháp. Ảnh minh họa
|
Ấn bản đầu tiên "Báo cáo Tình trạng Đại dương" (StOR) đã được UNESCO đưa ra tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2022, được tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha) từ ngày 27/6 đến ngày 1/7.
Ông Vladimir Ryabinin - Thư ký điều hành của Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ thuộc UNESCO (IOC-UNESCO) nêu rõ: "Báo cáo sẽ giúp theo dõi một cách hiệu quả tiến trình Thập kỷ Đại dương LHQ, và rất kịp thời, có thể trở thành một ấn phẩm được mong đợi trên toàn thế giới, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy xã hội toàn cầu hành động hướng tới mục tiêu tạo lập 'đại dương mà chúng ta cần, cho tương lai mà chúng ta mong muốn”.
IOC-UNESCO là cơ quan chủ chốt của LHQ về điều phối các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực khoa học đại dương, nhằm cải thiện việc quản lý các đại dương, bờ biển và tài nguyên biển trên thế giới.
Ủy ban này là cầu nối để 150 quốc gia thành viên cùng hợp tác, bằng cách phối hợp các chương trình phát triển năng lực, quan sát đại dương và dịch vụ liên quan đại dương, khoa học đại dương và cảnh báo sóng thần, cũng như các vấn đề kinh tế và xã hội.
Báo cáo Tình trạng Đại dương của UNESCO sẽ tổng hợp những kiến thức cập nhật nhất về tình trạng của các đại dương trên thế giới, trong đó bao gồm cả mức độ ô nhiễm hay sự đa dạng sinh học..., nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách chủ chốt đưa ra các quyết định sáng suốt về bảo vệ đại dương và quy hoạch bền vững.
Theo UNESCO, ấn bản đầu tiên của báo cáo có sự đóng góp của trên 100 chuyên gia nổi tiếng trong tất cả các lĩnh vực khoa học đại dương. Trong các ấn bản tiếp theo, UNESCO cũng sẽ mời các cơ quan khác của LHQ cùng đóng góp xây dựng báo cáo.
Dự kiến, Báo cáo Tình trạng Đại dương sẽ được UNESCO công bố thường niên vào Ngày Đại dương thế giới (8/6).
(Theo Tin tức)
Trong tháng 7, những người yêu thiên văn có thể quan sát những hiện tượng kỳ thú trên bầu trời. Trong đó đáng chú ý nhất là mưa sao băng xuất hiện vào cuối tháng.
Sử dụng phép đo GPS từ xa, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tác động của con người đang khiến động vật có vú hạn chế di chuyển, điều này càng làm chia cắt môi trường sống của chúng.
Với kính viễn vọng không gian Hubble các nhà khoa học ghi lại quá trình một ngôi sao lùn trắng vượt qua vụ nổ siêu tân tinh giữa vũ trụ.
Kết quả nghiên cứu mới được đánh giá là đặt nền móng cho việc phát triển một phương pháp điều trị hiệu quả có khả năng giảm nguy cơ tử vong và biến chứng dị tật ở trẻ sơ sinh.