Đức: Tàu ma "xuyên không" 400 năm nguyên vẹn nhờ hiện tượng bí ẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 2:43:35 PM

Giữa một cửa sông mà bất kỳ con tàu gỗ nào vừa chìm cũng thối rữa nhanh chóng, một con tàu ma đúng nghĩa vừa xuất hiện nguyên vẹn sau 4 thế kỷ nhờ hiện tượng "ngàn năm có một".

Một thợ lặn đang tiếp cận con tàu ma quái - Ảnh: CHRISTIAN HOWE
Một thợ lặn đang tiếp cận con tàu ma quái - Ảnh: CHRISTIAN HOWE

Theo Live Science, con tàu ma quái vừa được các nhà khảo cổ học hàng hải khai quật dưới cửa sông Trave, miền Bắc nước Đức; sau đó được nghiên cứu bởi nhóm khoa học gia từ Trường Đại học Kiel - Đức.

Đây là một vùng "tử thần" đối với các con tàu đắm, nơi các điều kiện của nước và vi sinh vật sẽ nhanh chóng làm thối rữa bất kỳ mảnh gỗ nào vừa chìm xuống, chỉ trừ con tàu ma bí ẩn mới được khai quật.

Kết quả kiểm tra cho thấy con tàu đã khoảng 400 năm tuổi, là một phát hiện hiếm có thuộc về thời kỳ Hanseatic, khi một nhóm các hiệp hội thương mại Bắc Âu thống trị vùng Baltic từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII.

Con tàu được phát hiện lần đầu vào năm 2020 trong một cuộc khảo sát định kỳ bằng sóng siêu âm. Từ đó đến nay, 13 cuộc lặn đã được tổ chức để nghiên cứu và khai quật xác tàu.

Cách mà con tàu chìm đắm cũng hết sức ma quái: Nó không hề lật, mà chìm theo phương thẳng đứng, vẫn uy nghi như khi còn ở trên mặt nước. Toàn bộ thân tàu ngập chìm trong bùn mịn ở độ sâu 11 m, trong vùng chủ yếu là nước mặn ngay ngoài cửa sông Trave, nơi đổ ra biển Baltic.

Nguyên nhân giúp con tàu nguyên vẹn là nó đã được bao phủ gần như hoàn toàn và nhanh chóng bởi lớp bùn mịn dưới đáy nước, trong một sự tình cờ bí ẩn nào đó. Lớp bùn đã giúp toàn bộ thân tàu tránh khỏi sự đục khoét của các vi sinh vật.

Con tàu ma có chiều dài khoảng 20-25 m, là một tàu chở hàng có cột buồm. Trên tàu vẫn còn nguyên những thùng vôi mà nó đã chở để phục vụ ngành xây dựng trong chuyến đi cuối cùng.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Bộ ảnh được giới thiệu trong Google Doodle Ngày Trái đất năm nay.

Google Doodle năm nay nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh cho các thế hệ mai sau.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục