Turbine gió ngoài khơi lớn nhất thế giới lập kỷ lục mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/9/2023 | 2:59:37 PM

Turbine gió ngoài khơi 16 MW do Trung Quốc tự phát triển, hoạt động ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, lập kỷ lục sản xuất điện trong một ngày hôm 1/9.

Turbine gió 16 MW ở vùng biển Phúc Kiến.
Turbine gió 16 MW ở vùng biển Phúc Kiến.

Theo nhà vận hành turbine là Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTGC), turbine hoạt động với công suất tối đa trong 24 giờ liên tục và đạt sản lượng điện trong một ngày lên tới 384.000 kWh, tương đương mức tiêu thụ điện hàng ngày của gần 170.000 người. Sau khi lắp đặt cuối tháng 6/2023, turbine kết nối với lưới điện và bắt đầu sản xuất điện từ hôm 19/7.

Turbine ngoài khơi Phúc Kiến nổi tiếng với công suất cao nhất, kích cỡ rotor lớn nhất và trọng lượng trên mỗi megawatt nhẹ nhất thế giới, dự kiến sản xuất hơn 66 triệu kWh điện sạch một năm, đủ để cung cấp cho 36.000 hộ gia đình ba thành viên. Với ổ trục nằm ở độ cao 146 m và đường kính cánh quạt 252 m, diện tích quét của turbine gió vào khoảng 50.000 m2, tương đương 7 sân vận động bóng đá tiêu chuẩn.

Trung Quốc sản xuất gần 60% thiết bị điện gió trên toàn cầu, theo China Media Group (CMG). Cuối năm 2022, công suất lắp đặt tích lũy của điện gió ngoài khơi toàn cầu đạt 57,6 gigawatt (GW) và Trung Quốc chiếm 53% thị phần. Thiết bị điện gió của họ được xuất khẩu sang 49 nước và vùng lãnh thổ, tổng công suất lắp đặt xuất khẩu là 11,93 triệu kilowatt.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Một nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Đại học Canterbury (New Zealand) thực hiện cho thấy việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các chuyên gia y tế xây dựng chiến lược điều trị ung thư hiệu quả hơn, từ đó giúp tăng khả năng cứu sống người bệnh.

Tên lửa PSLV XL mang theo Tên lửa PSLV XL mang theo tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 2/9/2023.

Ngoài khám phá bí ẩn vành nhật hoa, tàu Aditya-L1 cũng sẽ quan sát lóa Mặt Trời và cơn phun trào vành nhật hoa (CME), vụ nổ mạnh có thể ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất.

Hạt vi nhựa. Ảnh minh họa

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên phát hiện các hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây. Nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chi tiết vì các hạt vi nhựa trong các đám mây có thể ảnh hưởng đến khí hậu và có hại cho cơ thể con người.

Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Hùng Việt, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Từ Bình Minh (từ trái qua, từ trên xuống).

Việt Nam có 14 nhà khoa học góp mặt trong bảng xếp hạng được Research.com công bố ngày 1/9, "xướng tên" các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm 2023; trong đó có Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, người Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục