Khôi phục sản xuất thủy sản sau mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/9/2023 | 1:55:52 PM

YênBái - Sau mỗi mùa mưa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản như cống, đập, bờ bao, ao đầm, lồng bè nuôi thủy sản thường bị phá hủy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lũ lụt còn làm cho các ao đầm tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các chất thải khác làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Vì vậy, để khôi phục sản xuất thủy sản ở vùng ngập sau mưa lũ cần cải tạo môi trường ao nuôi, kiểm tra chặt chẽ và chủ động phòng ngừa bệnh cho đàn cá nuôi.

1. Cải tạo môi trường:

Để khôi phục sản xuất thủy sản sau lũ lụt, phải cải tạo lại ao nuôi, làm cạn nước, vét bùn ra khỏi ao, dùng vôi CaO rải đáy và bờ ao để diệt tạp và trung hòa độ pH. Rải vôi vào ngày nắng, rải tập trung ở những nơi có đọng bùn, tu bổ lại cống, đăng và làm vệ sinh mương cấp và thoát nước, cọ rửa phơi khô lồng nuôi; sau đó, quét hoặc phun Clorua vôi Ca(OCl)2 với lượng 200 - 250g/m3 lồng.

2. Kiểm tra và thả cá bổ sung:

Trong các ao nuôi cá sau ngập lụt thường xuất hiện nhiều loài cá tạp từ nơi khác đến; đồng thời, cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác. Số cá còn lại trong môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu thức ăn; do đó, cần kiểm tra, tuyển chọn lại đàn cá nuôi và bổ sung cá giống. 

Đối với cá được tuyển chọn để nuôi lại, nhất thiết phải khử trùng trước khi thả sang ao nuôi khác. Đối với cá giống thả bổ sung, phải chọn cá đủ tiêu chuẩn, không bị nhiễm bệnh, khỏe mạnh, đảm bảo kích cỡ.

3. Phòng và trị bệnh cho cá:

Cá nuôi ở vùng bị ngập lụt thường mắc các bệnh như: xuất huyết do vi  khuẩn gây hại, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh. Do vậy, trong quá trình nuôi, cần chủ động phòng ngừa bằng cách: bón vôi định kỳ xuống ao 15 ngày 1 lần, mỗi lần 1,5 - 2kg/100 m3 nước, sử dụng các chế phẩm sinh học như chất phục hồi môi trường và ức chế vi sinh vật có hại MAZO, chất lắng đọng xử lý môi trường CV-01, chất xử lý ô nhiễm nền đáy ENVIRON-AC; thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để phát hiện kịp thời những bất thường.

+ Đối với bệnh xuất huyết, dùng thuốc KN - 04 - 12 trộn vào thức ăn, cho cá ăn 1 - 2 đợt, mỗi đợt liên tục 5 ngày, mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4g/kg cá.

+ Đối với bệnh trùng bánh xe: dùng muối tắm cho cá với lượng 2 - 3g/kg cá trong 15 phút hoặc dùng Sunphat đồng phun xuống ao với lượng 0,5 - 0,7g/m3 nước

+ Đối với bệnh sán lá đơn chủ: Dùng thuốc Prariquantel trộn vào thức ăn cho cá ăn 5 - 7 ngày liên tục; liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nguyễn Thị Xuân (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Các tin khác

Bốn phi hành gia trở về Trái đất lần này, gồm hai nhà du hành thuộc NASA, một nhà du hành người Nga và một nhà du hành UAE, đều có thể trạng khỏe mạnh khi tiếp đất và không xảy ra sự cố nào.

WordPad gần như không có thêm cập nhật mới nào kể từ sau phiên bản Windows 8. (Ảnh minh họa)

Microsoft chính thức dừng cập nhật WordPad và dự kiến sẽ gỡ bỏ trình xử lý văn bản này khỏi danh sách các ứng dụng được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows.

Turbine gió 16 MW ở vùng biển Phúc Kiến.

Turbine gió ngoài khơi 16 MW do Trung Quốc tự phát triển, hoạt động ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, lập kỷ lục sản xuất điện trong một ngày hôm 1/9.

Một nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Đại học Canterbury (New Zealand) thực hiện cho thấy việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các chuyên gia y tế xây dựng chiến lược điều trị ung thư hiệu quả hơn, từ đó giúp tăng khả năng cứu sống người bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục