Tàu Thường Nga-6 trở về Trái Đất mang theo những mẫu vật đầu tiên từ vùng khuất của Mặt Trăng

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/6/2024 | 2:46:32 PM

Chiều 25/6, tàu vũ trụ Thường Nga-6 đã hạ cánh xuống bãi đáp Siziwang Banner ở vùng sa mạc khu tự trị Nội Mông (miền Bắc Trung Quốc), mang theo các mẫu đất và đá thu thập được từ vùng khuất của Mặt Trăng.

Tàu vũ trụ Thường Nga-6, mang theo mẫu vật thu thập từ phần tối của Mặt Trăng, rời bề mặt hành tinh này ngày 4/6/2024.
Tàu vũ trụ Thường Nga-6, mang theo mẫu vật thu thập từ phần tối của Mặt Trăng, rời bề mặt hành tinh này ngày 4/6/2024.

Theo đó, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mang được những mẫu vật từ vùng vẫn còn là ẩn số với giới khoa học, đồng thời sứ mệnh của tàu Thường Nga-6 được đánh giá là một thành tựu chưa từng có trong lịch sử nhân loại về khám phá Mặt Trăng  - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 5 trong Hệ Mặt Trời

Các nhà khoa học kỳ vọng trong số các mẫu vật mà tàu Thường Nga-6 mang về sẽ bao gồm đá núi lửa 2,5 triệu năm tuổi và các vật liệu khác, có thể giúp trả lời những câu hỏi về sự khác biệt địa lý ở hai mặt của Mặt Trăng.

Thường Nga-6 được phóng lên quỹ đạo ngày 3/5 vừa qua và thực hiện sứ mệnh kéo dài 53 ngày vô cùng phức tạp về mặt kỹ thuật. Đến ngày 2/6, tổ hợp tàu đổ bộ và tàu bay lên của Thường Nga-6 đã hạ thành công xuống điểm đáp đúng như tính toán ở Bồn địa Nam Cực–Aitken thuộc vùng khuất của Mặt Trăng và hoàn thành việc lấy mẫu vật trong 2 ngày. 

Sau khi rời khỏi bề mặt của Mặt Trăng sáng 4/6 và đi vào quỹ đạo Mặt Trăng, tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 đã thực hiện 4 lần điều chỉnh quỹ đạo. Khi tàu lấy mẫu vật bay đến vị trí khoảng 50 km phía trước và 10 km phía trên tổ hợp tàu quỹ đạo - tàu mang mẫu vật thu được về Trái Đất, tổ hợp này dần dần tiếp cận tàu lấy mẫu vật thông qua điều khiển tự động và bung ra thiết bị đón tàu trở lại tổ hợp.

Đây là lần thứ hai một tàu vũ trụ Trung Quốc thực hiện thành công quy trình đón và ghép nối tổ hợp ngay trên quỹ đạo Mặt Trăng. Lần đầu tiên là khi tàu Thường Nga-5 hoàn tất thành công quy trình vào năm 2020.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Cỗ xe Fardier à vapeur trưng bày tại bảo tàng ở Paris.

Cỗ xe sử dụng động cơ đẩy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới được chế tạo bởi một nhà phát minh người Pháp ít tiếng tăm tên Nicolas-Joseph Cugnot.

Người máy Rebovets WALL-E.

Theo nhà sản xuất người máy quân sự Rebovets WALL-E, bộ áp chế điện tử Fumigator lắp trên khí tài này có thể áp chế máy bay không người lái (UAV) ở khoảng cách 250-300m.

Bình cứu hỏa Maus phun khói kali để dập tắt đám cháy.

Bình cứu hỏa Maus có thể xử lý nhiều tình huống như đám cháy do dầu mỡ, động cơ, pin lithium, sử dụng công nghệ hóa học.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam có thêm tối thiểu 10 tuyến cáp quang trên biển mới với công nghệ hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục