Cậu bé tự kỷ trở thành biên tập viên âm nhạc

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/3/2022 | 2:58:38 PM

Chật vật vượt qua những năm tháng tiểu học đến trung học, Ke cuối cùng tốt nghiệp học viện nghệ thuật, trở thành biên tập viên âm nhạc và dự định học lên thạc sĩ.

Ke Xianye chơi đàn tại nhà ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này.
Ke Xianye chơi đàn tại nhà ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này.

Khi chẩn đoán Ke Xianye mắc chứng tự kỷ, bác sĩ nói đứa trẻ ba tuổi ấy hoàn thành tiểu học là đủ. Vị bác sĩ đó đã không tưởng tượng được rằng nhiều năm sau, Ke lấy bằng cử nhân ngành sáng tác tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Ke chào đời ở thành phố Lan Phường, tỉnh Hà Bắc, hiện sống cùng gia đình tại Bắc Kinh. Chàng trai 24 tuổi làm hai công việc bán thời gian liên quan tới âm nhạc và gần đây đồng sáng tác một ca khúc cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Ke cho biết qua bài hát này, anh hy vọng các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới sẽ cảm nhận được phương châm của thế vận hội là "nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn".

Bà Jiao Shengmin, mẹ của Ke, cho biết Học viện Nghệ thuật chưa từng nhận sinh viên nào tự kỷ, vì thế, dù Ke đã đỗ kỳ thi vào đại học (gaokao), bà vẫn mất nhiều công sức thuyết phục nhà trường rằng con trai sẽ cư xử phù hợp.

"Tài năng âm nhạc của con trai tôi không nên bị lãng phí. Ngày nhỏ, Ke thường ngồi yên khi nghe nhạc. Nó có thể xác định một cách chính xác cao độ. Gia đình đã nỗ lực suốt nhiều năm để con được tới trường, vì thế chúng tôi không thể bỏ cuộc", bà Jiao cho hay.

Ke từng học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông bình thường ở Lan Phường và phải vượt qua nhiều khó khăn. Năm Ke ba tuổi, bà Jiao lần đầu cho con đi mẫu giáo. Nhưng lần ấy, Ke không chơi cùng bất cứ đứa trẻ nào và cũng không ăn bất cứ thứ gì. Cậu khóc cả ngày. Hôm sau, Ke không muốn đến lớp nữa.

Bà Jiao đã cố gắng rất nhiều để có được cuộc sống tốt đẹp cho con trai trong suốt những năm mầm non, nhưng trường tiểu học lại là cuộc chiến khác bởi chương trình giảng dạy khắt khe hơn nhiều. Do không biết cách giao tiếp, Ke sẽ không ngồi yên trong lớp hay nghe lời giáo viên. Trường muốn Ke nghỉ học và bà Jiao đã phải cầu cứu cơ quan giáo dục địa phương.

Jiao cũng giúp con trai học ở nhà. "Môn Toán và Vật lý dễ dàng hơn với thằng bé. Đôi lúc, nó không phải mất nhiều thời gian để giải bài tập. Ke có tư duy hình ảnh tốt", bà Jiao nhớ lại. "Ke không giỏi các môn chính trị và ngôn ngữ".

Năm cấp hai, Ke thường lẻn ra sân chơi và tự làm mình bị đau. Cậu liên tục phải tới gặp giáo viên vì mắc lỗi. Dưới nhiều sức ép, gia đình nhiều lần bàn bạc về việc liệu có nên cho Ke tiếp tục đi học hay không. Cuộc tranh luận tiếp diễn tới tận năm Ke học trung học.

"Thằng bé có những vấn đề về giao tiếp nhưng vẫn theo kịp chương trình. Nếu Ke ở nhà và tương tác với mọi người, tương lai của nó sẽ thế nào?", người mẹ nói.

Ke hiện là một biên tập viên âm nhạc. "Mục tiêu của Ke là trở thành nhà soạn nhạc. Nó cũng muốn học lên cao, thạc sĩ hoặc tham gia các hội thảo trong và ngoài nước. Tôi sẽ tìm nhiều cơ hội hơn để con trai thực hiện ước mơ", bà Jiao chia sẻ.
(Theo VnExpress)

Các tin khác
Tân giáo sư trẻ nhất 2021 - Phùng Văn Đồng, Đại học Phenikaa.

Trong số 405 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021, ông Phùng Văn Đồng, ngành Vật lý, Đại học Phenikaa (SN 1981) là giáo sư trẻ tuổi nhất.

Nguyễn Lê Thảo Anh.

Đam mê nghiên cứu khoa học, giành nhiều thành tích cao và được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Nguyễn Lê Thảo Anh vinh dự là 1 trong 10 "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2021. Điều đặc biệt ở Thảo Anh không chỉ là những thành tích đã đạt được mà còn là ý chí, nguồn năng lượng em dành cho học hỏi và truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.

Nguyễn Trí Hải (1993) là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ĐH Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul.

Từng nghĩ chỉ cần tìm giáo sư giỏi, phòng lab tốt là sẽ có tương lai, nhưng sau 2 năm, Hải hoang mang vì chưa có công trình công bố.

TS Thiện báo cáo bài báo khoa học tại hội nghị chuyên ngành ở Pháp năm 2019.

Ở tuổi 33, Tiến sĩ Huỳnh Thế Thiện là đồng tác giả của 3 bằng sáng chế, đang là chủ nhiệm một dự án nghiên cứu cấp quốc gia tại Hàn Quốc, có 73 bài báo khoa học quốc tế. Để có được những con số biết nói đó, anh đã trải qua một hành trình nỗ lực “vượt lên chính mình” tại xứ sở Kim Chi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục