Hành trình vào chung kết của nam sinh điểm số cao kỷ lục Olympia 2023

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2023 | 9:40:46 AM

Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội) được đánh giá là một trong những ứng viên sáng giá cho ngôi quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2023 với lối chơi dứt khoát.

Thí sinh Nguyễn Việt Thành.
Thí sinh Nguyễn Việt Thành.

Nguyễn Việt Thành, lớp 12 Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) chiến thắng áp đảo trong trận quý I, là thí sinh đầu tiên giành tấm vé vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia với 325 điểm.

Nam sinh nói ngoài may mắn, đây là thành quả sau một năm rèn luyện với gần 300 trận đấu tập của mình.

Trong khoảng thời gian dài, Việt Thành có quan điểm học sâu một thứ vẫn hơn mỗi thứ biết một chút. Nam sinh cảm thấy mình không phù hợp với Olympia - sân chơi đòi hỏi kiến thức nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, khi vào Trường THPT Sóc Sơn và tìm hiểu về Câu lạc bộ Olympia (OSS) của trường, Thành dần có cái nhìn khác về chương trình này. Cậu nhận ra "kiến thức đa dạng giúp mình ứng biến nhanh nhẹn hơn" và đặt mục tiêu tham dự Olympia.

Ngoài Câu lạc bộ Olympia Sóc Sơn, Việt Thành còn gia nhập cộng đồng cựu thí sinh và học sinh muốn tham dự chương trình này. Năm lớp 10, Thành duy trì đấu tập mỗi tuần một lần với các bạn trong câu lạc bộ và thi đấu với thành viên ở cộng đồng Olympia. "Mùa hè năm ngoái, ngày ít thì em chơi 4-5 trận, nhiều thì 9-10 trận. Tổng số trận em đã đấu tập khoảng 300", Thành nhẩm tính.

Không phải học sinh nào gửi đơn đăng ký tham dự Olympia cũng sẽ trở thành thí sinh, nên khi nhận được giấy mời ghi hình của ban tổ chức hồi tháng 11/2022, Thành vỡ òa vui sướng. Tuy nhiên, nam sinh chỉ còn bốn ngày để chuẩn bị, và lịch thi đấu tuần, tháng, quý diễn ra trong ba ngày liên tiếp.

Trong từng trận đấu, nam sinh trường THPT Sóc Sơn thể hiện phong cách thi đấu điềm tĩnh, bản lĩnh. Trên màn hình, khán giả ít khi thấy Thành thể hiện cảm xúc, ngay cả khi em giành điểm. Thế nhưng nam sinh cho biết trước khi mỗi lần chương trình ghi hình bắt đầu, cậu lo tới mức không ăn được cơm, ho khan và chảy nước mắt.

Để lấy lại tinh thần, Thành luôn nghĩ về việc mình thua cuộc. "Khi đã nghĩ về kết quả tệ nhất, em thấy bản thân có động lực, bình tĩnh và quyết tâm hơn để điều đó không xảy ra", Thành nói.

Nam sinh đánh giá mình có thế mạnh trong những câu hỏi về lịch sử, xã hội và hiểu biết chung. Điều này được thể hiện rõ nhất tại phần thi Về đích của trận Quý I - cũng là vòng đấu khiến Thành nhớ nhất.

Trước khi Về đích, Thành có 215 điểm, cao hơn Đỗ Đức Anh (THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) 25 điểm. Cậu làm phép toán nhanh trong đầu "Nếu chọn câu hỏi trị giá 30 điểm, hoặc câu 20 điểm nhân đôi, chỉ cần một lần Đức Anh bấm chuông và trả lời đúng, mình gần như hết cơ hội đảo ngược thế trận".

Do vậy, Thành chọn ba câu hỏi 20 điểm và không sử dụng quyền nhân đôi bằng ngôi sao hy vọng. Dù không trả lời đúng câu nào trong gói Về đích của mình, Thành thở phào khi các thí sinh cũng không bấm chuông trả lời, điều này giúp nam sinh bảo toàn điểm số 215.

Thành cho rằng, bước ngoặt của trận đấu là khi trả lời đúng câu hỏi Lịch sử giá trị 30 điểm trong gói Về đích của Đức Anh, giúp nới rộng khoảng cách điểm lên gần 100. Tâm lý thoải mái vì đã đến rất gần chiến thắng, Thành tiếp tục giành điểm từ hai thí sinh còn lại, nâng tổng điểm chung cuộc của mình lên 325 - con số không nhiều thí sinh đạt được trong một trận thi quý.

Nam sinh Trường THPT Sóc Sơn cũng là số ít thí sinh trả lời đúng từ khóa của phần thi Vượt chướng ngại vật trong cả ba trận tuần, tháng và quý. Thành nói không có chiến thuật cụ thể cho phần thi này. "Chỉ cần nghĩ được cụm từ, liên quan tới hàng ngang và một góc hình ảnh gợi ý, đủ số chữ cái mà chương trình yêu cầu, em sẽ bấm chuông trả lời luôn. Cân nhắc càng lâu thì càng dễ bị bạn chơi giành cơ hội", Thành nói, cho rằng khi số chữ cái đã khớp, thí sinh nắm trong tay 50% cơ hội trả lời đúng.

Thần tượng của Thành tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia là Hà Việt Hoàng, cựu học sinh Trường THPT Sóc Sơn, từng vào chung kết Olympia năm 2017, Phan Đăng Nhật Minh và Nguyễn Hoàng Khánh, hai quán quân năm 2017 và 2021.

Nam sinh chia sẻ, học hỏi lối chơi điềm tĩnh, kiến thức đa dạng của các đàn anh. Cậu thường đọc những tác phẩm văn học nổi tiếng, thích nhất tác phẩm "Tuổi thơ dữ dội" của tác giả Phùng Quán, và những sách khoa học.
(Theo VTC)

Các tin khác
Nhóm leo núi của Leader Bùi Đình Sơn chinh phục đỉnh núi Tà Xùa, huyện Trạm Tấu.

Đi du lịch nhưng không gây hại cho thiên nhiên, môi trường ở nơi mình đến, thậm chí còn để lại những tác động tốt cho địa phương; du lịch tại chỗ, tìm kiếm các chuyến du lịch với nhiều giá trị trải nghiệm hơn - đó chính là xu thế du lịch mà nhiều người trẻ đang hướng đến. Nắm bắt được xu hướng mới của giới trẻ cùng tiềm năng, lợi thế sẵn có, những người trẻ ở Mù Cang Chải đang mang tới “làn gió mới”, chắp cánh cho du lịch nơi vùng khó vươn xa…

Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục