Huyện Yên Bình
- Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2004 | 12:00:00 AM
Yên Bình là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Yên Bái. Có diện tích tự nhiên trên 76.278 ha là nơi chung sống của 103.000 dân với 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan.
Phía đông giáp với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ); phía tây giáp với thành phố Yên Bái; phía tây bắc giáp với huyện Trấn Yên và Văn Yên; phía bắc giáp với huyện Lục Yên. Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính, gồm các xã: Tân Nguyên, Bảo ái, Cẩm ân, Mông Sơn, Tân Hương, Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Đại Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Vũ Linh, Xuân Lai, Tích Cốc, Yên Thành, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Xuân Long, thị trấn Thác Bà và thị trấn huyện lỵ Yên Bình. Do địa hình của huyện là nơi chuyển tiếp từ trung du lên miền núi; trình độ dân trí của nhân dân trong huyện cao và khá đồng đều. Đó là điều kiện thuận lợi, cùng với tiềm năng và thế mạnh để Yên Bình phát triển, trên con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Yên Bình có hồ Thác Bà là nguồn thuỷ năng cho Nhà máy thuỷ điện Thác Bà và là một tiềm năng để phát triển du lịch). Huyện còn có đường quốc lộ 37 và quốc lộ 70 đi qua ; có mỏ đá Mông Sơn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng và các sản phẩm CaCO3; có vùng cây nguyên liệu giấy, cây chè, sắn cao sản cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu... và một vùng bưởi Đại Minh - một sản phẩm mà người tiêu dùng khắp nơi biết đến.
Những năm gần đây, Yên Bình đã phát huy và thu hút tốt mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn từ năm 1996- 2000 bình quân đạt 8,65%. Từ năm 2000-2003 đạt bình quân 10,18%/ năm. Năm 2004 có khả năng Yên Bình sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 12%. Cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuyển sang công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong 3 năm từ 2001-2003 của huyện đạt trên 376.890 triệu đồng. Năm 2004, Yên Bình và thu hút các công ty ở Trung ương cùng với Tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy xi măng có công suất gần 1 triệu tấn/năm, với tổng số vốn đầu tư trên 1.160 tỷ đồng. Đến nay, Yên Bình đã có trên 531 cơ sở sản xuất công nghiệp, giải quyết cho 3.291 lao động trên địa bàn; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm và xã có điện lưới quốc gia, 25/25 xã, thị trấn có máy điện thoại và có điểm dịch vụ bưu điện có trạm y tế được xây dựng kiên cố. Huyện phấn đấu đến 2005 có 23/25 xã thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS... Đời sống của nhân dân đã được nâng cao hơn rất nhiều so với trước. Dự ước năm 2004, thu nhập bình quân đầu người trong huyện đạt trên 8 triệu đồng; tỉ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 7,5%.
Một số thế mạnh và tiềm năng của Yên Bình sẽ thu hút được các nhà đầu tư khai thác, đó là: Đầu tư xây dựng khu du lịch- giải trí, thể thao trên hồ Thác Bà với diện tích 15.000 ha ; đầu tư công nghiệp chế biến khoáng sản, chế biến nông sản - thực phẩm... Trong tương lai không xa, tiềm năng và thế mạnh của Yên Bình sẽ được khơi dậy - khi con đường xuyên á được xây dựng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Yên Bình với các tỉnh miền xuôi và thủ đô Hà Nội.
Các tin khác
Trấn Yên là huyện vùng thấp nằm ở phía nam của tỉnh Yên Bái, diện tích tự nhiên 69.074 ha, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cổ Phúc cách thành phố Yên Bái 13,5 km.
Thị trấn Cổ Phúc - huyện lỵ Trấn Yên |
Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh, được công nhận là đô thị loại III thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái cũ.