Vi phạm trong giáo dục nghề nghiệp phạt tới 150 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/9/2015 | 8:23:24 AM

Mức phạt tiền tối đa về vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng.

Đó là một trong những quy định tại Nghị định 79/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2015. 

Cụ thể, theo nghị định này, những hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt bao gồm: Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Vi phạm về tuyển sinh; Vi phạm quy định về chương trình đào tạo, quy mô lớp học, liên thông, liên kết đào tạo; Vi phạm quy định về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; Vi phạm quy định về nhà giáo, người làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học; Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, tài chính, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các vi phạm khác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Trong các hành vi bị xử phạt hành chính có một số điểm đáng chú ý như: phạt tiền đối với hành vi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép với một trong các mức sau đây: Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp; Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thông báo tuyển sinh bằng bất cứ hình thức nào khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu nhận hồ sơ, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thêm, bớt nội dung môn học hoặc mô-đun hoặc không tổ chức bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp đã quy định trong chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp không đúng thời gian đào tạo hoặc hình thức đào tạo đối với chương trình giáo dục nghề nghiệp với nước ngoài.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Thầy Trần Quốc Bình (bên trái) đang hướng dẫn học viên lớp sửa chữa xe máy.

YBĐT - Thiếu giáo viên thỉnh giảng, thiếu trang thiết bị giảng dạy, nhu cầu học nghề của lao động thấp… là những khó khăn trong việc nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tạo việc làm sau khi học nghề ở huyện Mù Cang Chải…

Tin từ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) cho biết, thực hiện Nghị quyết số 62 của Chính phủ về chính sách mới đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc làm việc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 1-9-2015 đến 31-12-2015 thì không bị phạt tiền theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

Quang cảnh buổi lễ.

Lao động Việt Nam đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài nói chung và tại Hàn Quốc nói riêng nếu tự nguyện về nước trong thời gian từ 1/9-31/12/2015 sẽ không bị xử phạt hành chính.

Bộ Lao động Thái Lan dự kiến, sẽ tiến hành đăng ký hợp pháp hóa cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Thái Lan bắt đầu từ ngày 1/9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục