Bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam tại Đài Loan

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/10/2015 | 4:53:43 PM

Trước tình hình một số nhà máy lớn tại Đài Loan thu hẹp sản xuất, cắt giảm giờ làm, nhân lực và không nhận thêm lao động nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa có Công văn số 1471/QLLĐNN-ĐL-CM yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan.

Lao động Việt Nam chuẩn bị sang Đài Loan làm việc.
Lao động Việt Nam chuẩn bị sang Đài Loan làm việc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đã nhận được báo cáo của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan và thông tin từ các doanh nghiệp về tình hình thị trường lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam tại Đài Loan. Theo đó, kinh tế Đài Loan đang bị ảnh hưởng xấu bởi biến động của kinh tế thế giới, dẫn đến việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nước ngoài gặp khó khăn. Đã xuất hiện các nhà máy lớn, đặc biệt là các nhà máy điện tử nhận nhiều lao động nước ngoài không nhận thêm lao động nước ngoài theo kế hoạch hoặc thu hẹp sản xuất, cắt giảm giờ làm, nhân lực. Một số lao động ta phải chuyển chủ hoặc về nước trước hạn.

Trước tình hình trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa có Công văn số 1471/QLLĐNN-ĐL-CM yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan.

Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và theo dõi sát tình hình người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc tại Đài Loan, đặc biệt là tại các nhà máy sản xuất điện tử, để kịp thời xử lý, giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong trường hợp bị giảm giờ làm, bị cắt giảm nhân công, phòng tránh tình trạng lao động bỏ hợp đồng; phối hợp với các đối tác và chủ sử dụng tìm việc làm mới cho người lao động tại Đài Loan. Trường hợp người lao động phải về nước, cần giải quyết đầy đủ quyền lợi và có phương án hỗ trợ cho người lao động. Trong quá trình phát sinh và giải quyết vụ việc, cần kịp thời báo cáo Cục và Ban Quản lý lao động để hỗ trợ giải quyết.

Đối với các đợt tuyển dụng mới, Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý doanh nghiệp cần kiểm tra tình hình việc làm, thu nhập của nhà máy trước khi tổ chức đưa lao động sang. Trường hợp người lao động do doanh nghiệp đã đào tạo và làm thủ tục đưa đi mà bị hoãn xuất khẩu vì tình hình nêu trên thì doanh nghiệp phải giải thích rõ với người lao động, có phương án giải quyết theo hướng giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đề nghị doanh nghiệp báo cáo tình hình lao động do doanh nghiệp đưa đi bị về nước trước thời hạn do nhà máy cắt giảm, thu hẹp sản xuất trong 3 tháng vừa qua gửi về Cục trước ngày 15/10/2015.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các ứng viên hộ lý, điều dưỡng Việt Nam học tiếng Nhật tại Trung tâm Arc Academy.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam khóa IV năm 2015 sang Nhật Bản làm việc.

Các thí sinh sẽ tranh tài ở 26 nghề để chọn người đủ khả năng cho kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới.

Mức phạt tiền tối đa về vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng.

Thầy Trần Quốc Bình (bên trái) đang hướng dẫn học viên lớp sửa chữa xe máy.

YBĐT - Thiếu giáo viên thỉnh giảng, thiếu trang thiết bị giảng dạy, nhu cầu học nghề của lao động thấp… là những khó khăn trong việc nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tạo việc làm sau khi học nghề ở huyện Mù Cang Chải…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục