Quản lý xuất khẩu lao động bằng bộ quy tắc ứng xử

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/12/2015 | 1:52:39 PM

Bằng việc đánh giá các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, COC-VN đã giúp ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong quá trình tuyển dụng, hướng tới cạnh tranh lành mạnh.

Mỗi năm, Việt Nam gửi khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Mỗi năm, Việt Nam gửi khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động phải trả phí quá cao, thông tin sai lệch, công việc và tiền lương không giống như trong nội dung hợp đồng, có khi còn trở thành những lao động bất hợp pháp, hay thậm chí bị ngược đãi, hành hung ở nước sở tại… là những tình huống mà nhiều người lao động xuất khẩu của Việt Nam đã gặp phải.

Việc vi phạm những quyền lợi của người lao động sẽ tạo ra những điểm trừ lớn cho các doanh nghiệp cung ứng lao động trong bảng xếp hạng khi tham gia Bộ Quy tắc ứng xử (COC-VN).

Ông Max Tunon, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Di cư thế giới (ILO) tại Việt Nam, cho rằng: “Các công cụ tự điều tiết, đánh giá đóng vai trò quan trọng giúp nâng tầm các doanh nghiệp cung ứng lao động bởi nó hỗ trợ các quy định của Chính phủ và giúp giám sát các công ty trong lĩnh vực này. COC-VN sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp tuyển dụng và đảm bảo quyền lợi của người lao động”.

COC-VN bao trùm nhiều khâu, từ quảng cáo, tuyển dụng, đào tạo, hợp đồng cho lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, giải quyết tranh chấp cho tới giúp người lao động trở về nước. Thực tế cho thấy, bằng việc đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, COC-VN đã giúp ngăn ngừa các hành vi tiêu cực trong quá trình tuyển dụng, hướng tới cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng.

Bà Nguyễn Thị Kim thanh, Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế (Techsimex), cho biết: “Với việc áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử vào hoạt động, chúng tôi đã có điều kiện, cơ sở để chuẩn hóa toàn bộ hoạt động từ khâu tuyển chọn đầu vào, đào tạo đến các nghiệp vụ, thủ tục đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, công tác quản lý người lao động tại nước ngoài và hỗ trợ lao động tìm việc làm sau khi về nước”.

Mặc dù việc thực hiện COC-VN được cả phía người lao động, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đánh giá là có lợi nhưng cái khó là việc này được triển khai trên tinh thần tự nguyện của doanh nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam gửi khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc có hợp đồng ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, vì vậy theo nhiều chuyên gia, việc đẩy mạnh các biện pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ tuyển dụng và bảo vệ người lao động tốt hơn để hưởng lợi tối đa từ quá trình di cư là điều cần thiết.

(Theo VTV)

Các tin khác

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, kể từ ngày 1-1-2016, giờ làm việc của người lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) là 40 giờ/tuần. So với quy định cũ, người lao động sẽ được giảm 2 giờ làm việc/tuần.

Ảnh minh họa.

Từ năm 2016 đến hết năm 2020, học sinh, sinh viên của Quảng Ninh mỗi tháng sẽ được hưởng mức hỗ trợ tối đa bằng 1/2 lương cơ bản khi tham gia học hệ chính quy các nghề.

Lớp đào tạo nghề may dân dụng mở tại xã Âu Lâu.

YBĐT - Trong những năm qua, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Đề án 1956 đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, thành phố Yên Bái quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Giờ thực hành của lớp sửa chữa máy nông cụ tại xã Mai Sơn.

YBĐT - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đạt hiệu quả cao. Số lượng lao động qua đào tạo nghề đều tăng hàng năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục