Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/8/2017 | 6:53:05 AM

YBĐT - Từ đầu năm 2016 đến nay, huyện đã tuyển sinh đào tạo nghề cho gần 900 học viên thuộc các xã trong huyện theo Quyết định 1956 như: chăn nuôi thú y, xây dựng, kỹ thuật trồng nấm, may mặc…

Để công tác đào tạo nghề phát huy được hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo Phòng lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Trung cấp Nghề huyện Lục Yên tổ chức các lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động; đồng thời, gắn đào tạo nghề với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng xã, thị trấn, tạo được sự đồng thuận cao của chính quyền và người dân. 
Một trong những ngành nghề thu hút đông đảo lao động ở nông thôn tham gia là chăn nuôi thú y. Nhận thấy nhu cầu của người dân quan tâm đến nghề này, huyện đã mở lớp đào tạo tại các xã, thị trấn. Trong thời gian học tập 1 tháng, các học viên được truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi để nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế. Anh Trần Văn Huy, thôn Pù Thạo, xã Vĩnh Lạc chia sẻ: "Tham gia lớp chăn nuôi thú y, tôi thấy phù hợp với bản thân và gia đình tôi. Qua lớp học, tôi đã có được nhiều kiến thức hơn trước đây để chăm sóc, phát triển đàn vật nuôi”.
 
Với phương châm "cầm tay chỉ việc”, ngoài phần lý thuyết thì những giờ thực hành, các học viên ở lớp chăn nuôi thú y còn được giảng viên hướng dẫn cụ thể về cách tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm, tổ chức tham quan tại các hộ chăn nuôi giỏi. Nhờ vậy, chất lượng dạy nghề ở các lớp này đạt kết quả rất khả quan, đem lại hiệu ứng thiết thực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của nông dân.

Thời gian qua, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên tích cực tham mưu với UBND huyện triển khai tổ chức mở các lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho người dân tại các xã, thị trấn. Huyện thường xuyên tạo điều kiện để Trường Trung cấp Nghề thu hút thêm nhiều người học, nâng cấp trang thiết bị, chất lượng giáo viên; liên kết với các trung tâm đào tạo nghề lớn trong, ngoài huyện để mời chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia giảng dạy; người dân sau khi học nghề tiếp tục được hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật sản xuất và tìm đầu ra sản phẩm…
 
Nhờ đó, chất lượng đào tạo luôn được bảo đảm; học viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Kết quả đào tạo cụ thể được minh chứng qua việc Trường Trung cấp Nghề huyện Lục Yên từ đầu năm 2016 đến nay đã tổ chức được 17 lớp nghề về: chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật xây dựng cho tổng số gần 500 lao động ở nông thôn…
 
Ông Nông Ngọc Ánh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề huyện Lục Yên cho biết: "Được sự quan tâm của tỉnh, huyện nên hàng năm công tác đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Trường luôn được duy trì thường xuyên; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có việc làm không ngừng được nâng lên”.

Từ đầu năm 2016 đến nay, toàn huyện có trên 4.400 lao động được giải quyết việc làm mới ở các lĩnh vực: xuất khẩu lao động tại nước ngoài; đi làm tại các tỉnh. Nhiều lao động được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội; từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm…
 
Cùng với đó, huyện đã tuyển sinh đào tạo nghề cho gần 900 học viên thuộc các xã trong huyện theo Quyết định 1956 như: chăn nuôi thú y, xây dựng, kỹ thuật trồng nấm, may mặc…
 
Bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết thêm: "Hiện nay, huyện Lục Yên đang tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề nông thôn; trong đó, chú trọng phát triển, mở mang các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển của huyện để khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương, nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
 
Khắc Điệp - Anh Tịnh

Các tin khác

YBĐT - Kế hoạch năm 2017, huyện Văn Chấn sẽ đào tạo nghề cho 2.450 lao động nông thôn. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, toàn huyện mới đào tạo được 830 lao động, đạt 33,8% kế hoạch năm.

Học viên tham gia lớp học nghề sửa chữa xe máy tại xã La Pán Tẩn.

YBĐT - Những năm qua, việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT)” trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã mang lại hiệu quả tích cực. Người tham gia học nghề đã biết cách tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập từng bước thoát nghèo.

Nông dân huyện Mù Cang Chải sau khi học nghề sửa chữa xe máy đã mở hiệu sửa chữa tại nhà. (Ảnh: Thu Hạnh)

YBĐT -  Sau 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Mù Cang Chải đã có hơn 2.900 người được hỗ trợ học nghề, hơn 2.700 người được nhận chứng chỉ học nghề.

Ảnh minh họa

Đây là đề xuất tại dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục