37 ngành, nghề xã hội có nhu cầu khó tuyển sinh
- Cập nhật: Thứ hai, 12/2/2018 | 2:20:34 PM
Hôm nay (12-2), Thông tư 37/2017/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 29-12-2017 của Bộ LĐ-TB&XH về "Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu” có hiệu lực thi hành. Thông tư này là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương có chính sách đầu tư, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội đang cần sao cho phù hợp nhất.
Học viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề sơn sửa vỏ ô tô.
|
Theo nội dung Thông tư, nước ta có 37 ngành, nghề các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất khó tuyển sinh, trong khi xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực. Với nhóm ngành mỹ thuật, khó tuyển sinh nhất là nghề điêu khắc, kỹ thuật điêu khắc gỗ, kỹ thuật sơn mài, khảm trai.
Các tin khác
YBĐT - Từng bước nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, năm 2017, các cơ sở dạy nghề toàn tỉnh đã tuyển mới và dạy nghề cho 15.882 người, đạt 104,5% kế hoạch.
YBĐT - Từ năm 2011 đến hết năm 2017, huyện đã mở được 111 lớp đào tạo nghề lao động nông thôn với 6.472 học viên tham gia, trong đó số lao động người dân tộc thiểu số là 4.594.
YBĐT - Theo ông Nguyễn Bình Minh - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện việc thống nhất đào tạo theo 3 cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định.
YBĐT - Vốn là xã còn nhiều khó khăn của thị xã Nghĩa Lộ, kinh tế chủ yếu của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, cây ngô. Tuy nhiên, thời gian gần đây xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã chủ động khai thác lợi thế sẵn có là nguồn lao động, chú trọng khảo sát nhu cầu học nghề, phối hợp mở các lớp đào tạo nghề truyền thống thu hút được sự quan tâm của đông đảo lực lượng lao động nữ, tạo việc làm ổn định và nâng cao mức sống cho người dân.