Kiến nghị hạn chế xét tuyển đại học bằng học bạ

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/4/2020 | 2:56:57 PM

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam cho rằng, nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì khi chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ, cách xét tuyển như vậy có thể tạo ra sự mất công bằng.

Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì khi chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì khi chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam vừa có góp ý gửi tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên quan đến việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Theo Hiệp hội, Kỳ thi THPT quốc gia trước đây và kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay hoàn toàn cần thiết để kiểm soát chất lượng của 12 năm học của giáo dục phổ thông, đặc biệt khi bệnh thành tích đang rất trầm trọng trong giáo dục Việt Nam hiện nay.

"Kỳ thi này dù tên gọi có thể khác nhau, nhưng vẫn mang tính chất quốc gia như triển khai thống nhất trên toàn quốc, Bộ GD-ĐT chuẩn bị đề thi, kể cả đáp án và quy định quy trình tổ chức thi.

Trong trường hợp này, nếu địa phương (hay trường đại học) được phân cấp quản lý việc tổ chức kỳ thi thì không thể nói đó là kỳ thi của địa phương hay của trường", Hiệp hội nêu.

Theo Hiệp hội, cho dù Việt Nam hiện nay đang vướng vào dịch Covid-19 nhưng không thể lấy cớ đó để yêu cầu Nhà nước bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT được, chỉ trừ khi đến ngày thi mà tình trạng cách ly toàn xã hội vì dịch chưa được bãi bỏ.

Hơn thế, kỳ thi này về cơ bản không khác với kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018 và 2019 nên không thể gây khó khăn cho thí sinh.

Trước đây (từ năm 2002 đến năm 2014), hàng năm Bộ GD-ĐT phải tổ chức 2 kỳ thi mang tính chất quốc gia là Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (còn gọi là kỳ thi "3 chung”).

Tuy nhiên, theo tinh thần đổi mới của giáo dục đại học, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng được triển khai theo hướng "kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo” và "giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”.

Phương thức tuyển sinh gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.

Do đó, việc tuyển sinh đại học và cao đẳng sư phạm trong năm 2020 (và cả những năm tiếp sau), theo Hiệp hội có thể được triển khai trên cơ sở tự nguyện của các cơ sở giáo dục đại học, trong đó những trường thuộc tốp đầu hoặc trường năng khiếu, đặc biệt với những ngành học tuyển sinh rất ít nhưng thí sinh đăng ký thi rất đông, sau khi sơ tuyển qua kết quả thi tốt nghiệp THPT, nên có thêm một kỳ thi trung tuyển (viết, vấn đáp hoặc phỏng vấn…) do trường tự tổ chức.

Những trường thuộc tốp giữa và tốp cuối nên tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Để tránh tình trạng "thí sinh ảo”, các trường nên liên kết với nhau thành từng cụm và sử dụng chung một trung tâm khảo thí để tổ chức xét tuyển chung cho tất cả các trường trong cụm.

Về mặt kỹ thuật, theo Hiệp hội, Bộ GD-ĐT nên có sự hỗ trợ cho các trung tâm đó, xem như là một dịch vụ công ích.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cũng kiến nghị, nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì trong khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ thì cách xét tuyển như vậy có thể không công bằng.
(Theo Vietnamnet)

Các tin khác

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái vừa có Công văn hỏa tốc 1179 số ngày 28/4/2020 về việc cho học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống COVID-19.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) đang tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện quy chế thi tốt nghiệp THPT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh họa: Internet

Chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng với học sinh lớp 1 năm học 2020-2021, từ nay tới ngày 30-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng trực tuyến Chương trình giáo dục phổ thông mới cho hơn 4.500 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố.

Khó thực hiện giãn cách khi đi học trở lại.

Một trong những hoạt động được quan tâm nhất hiện nay là việc học sinh đi học trở lại sẽ được tổ chức ra sao, đặc biệt, tại những thành phố lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục