YênBái - Với gần 1.900 học sinh, sinh viên (HSSV), trong đó có hơn 700 HSSV ở tại ký túc xá, 80% HSSV là nam giới và 80% HSSV đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền về đấu tranh, phòng chống ma túy (PCMT) trong học đường.
|
Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái tích cực phối hợp tuyên truyền về tác hại, cách phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.
|
Sự sâu sát của nhà trường và tổ chức Đoàn Thanh niên trong đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền PCMT đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
Nhằm phòng ngừa tệ nạn ma túy trong trường học, Phòng Công tác HSSV - Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã tích cực phối hợp với cơ quan công an… chỉ đạo các đơn vị tích cực phối hợp tăng cường tuyên truyền về tác hại của tệ nạn ma túy, tư vấn những cách thức để bảo vệ bản thân trước ma túy cho HSSV. 100% HSSV tham gia ký cam kết "Nói không với ma túy trong trường học”; được phát tờ rơi với nội dung, hình ảnh phong phú về các loại ma túy phổ biến hiện nay để nhận biết và phòng tránh; lồng ghép tuyên truyền về PCMT đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật về PCMT, tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề…
Theo đó, mỗi năm, nhà trường phối hợp tổ chức từ 5 - 7 buổi tuyên truyền về PCMT, mỗi buổi thu hút từ 500 - 600 lượt HSSV tham gia… Đồng chí Phan Đình Kỳ - Phó Trưởng phòng Công tác HSSV cho biết: "Trước thực trạng tệ nạn ma túy hiện nay, HSSV đi học xa nhà, thiếu sự giám sát của gia đình và thiếu sự hiểu biết, nhận thức về tác hại của chúng nên rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng các loại ma túy tổng hợp. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là việc làm thường xuyên, giúp các em có lối sống lành mạnh, biết cách bảo vệ bản thân trước những cám dỗ; có thái độ tích cực, nhiệt tình tham gia các cuộc vận động, phong trào PCMT do các cấp, ngành và nhà trường phát động”.
Bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho HSSV về PCMT, Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái còn tích cực vận động HSSV, cán bộ quản lý, các thầy, cô giáo nhà trường tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma túy.
Đồng chí Lại Thị Nguyễn - Bí thư Đoàn trường chia sẻ: "Đối với HSSV ở nội trú, nhà trường có lịch phân công các giáo viên trực khu ký túc xá hàng ngày, có nhiệm vụ quản lý giờ giấc sinh hoạt và học tập của các em ngoài giờ lên lớp. Còn đối với học sinh ở ngoại trú, nhà trường phân công các thầy giáo, cô giáo thường xuyên đến các khu nhà trọ có HSSV lớp mình chủ nhiệm để hướng dẫn, đôn đốc giờ giấc sinh hoạt cho các em. Hiện, nhà trường đang duy trì có hiệu quả đội xung kích ký túc xá và đẩy mạnh hoạt động của mô hình "Khu nội trú tự quản về an ninh trật tự”. Mỗi HSSV phải tự mình nâng cao ý thức, bản lĩnh, lập trường vững vàng. Đặc biệt, phụ huynh, thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho các em”.
Với những việc làm thiết thực, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã chủ động ngăn chặn hiệu quả tệ nạn ma túy trong học đường.
Mai Linh
Tags
Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái
ma túy học đường
Yên Bái
Những năm qua, Trường TH&THCS Phan Thanh, huyện Lục Yên luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của tập thể cán bộ, giáo viên, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục mọi khó khăn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chống Tàu - một trong những bản người Mông xa nhất, khó khăn nhất của xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu với trên 80% là hộ nghèo, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Đây là một trong hai điểm trường lẻ duy nhất bậc tiểu học của ngành giáo dục huyện Trạm Tấu chưa được sáp nhập về điểm trường chính do điều kiện giao thông cách trở, địa hình chia cắt.
Từ năm học 2014-2015 đến năm 2019-2020, ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức 6 cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh với tổng số 338 dự án tham gia.
Với 38 tuổi đời, 14 năm tuổi nghề, Phó Trưởng khoa Điện, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái Bùi Thái Sơn đã dẫn dắt hàng trăm học trò ở vùng cao Tây Bắc trưởng thành, giúp các em thay đổi nhận thức; rời xa hủ tục lạc hậu, có nghề nghiệp ổn định và sống được bằng nghề.